Vụ thâu tóm Double Click mở đầu cho giao đoạn mới đầy khó khăn của Google

Dường như tầm ảnh hưởng tăng lên nhanh chóng của Google đã khiến các đối thủ và cả các cơ quan chính phủ cảm thấy bất an. Đã có không ít cuộc điều tra chống độc quyền nhằm gây khó dễ cho Google trong lịch sử. Dưới đây là một vài vụ việc tiêu biểu.

Ngày 24/6 vừa qua, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã chính thức phát động cuộc điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của Google để làm sáng tõ các cáo buộc độc quyền của “gã khổng lồ tìm kiếm” này. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Google phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến vấn đề này. Cùng nhìn lại “bề dày thành tích” của gã khổng lồ lĩnh vực tìm kiếm trong các vấn để liền quan đến chống độc quyền trong thời gian qua.

Vụ thâu tóm hãng quảng cáo trực tuyến DoubleClick được phê duyệt (12/2007)

Vụ việc nổi cộm đầu tiên có liên quan đến hành vi chống độc quyền mà Google phải đối mặt chính là cuộc tranh cãi về việc dốc hầu bao 3,1 tỉ USD để mua lại công ty dịch vụ quảng cáo trực tuyến DoubleClick.

Mặc dù nhận được nhiều khiếu nại gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh và từ những người ủng hộ quyền riêng tư, FTC vẫn chấp thuận việc sát nhập vào tháng 12 năm 2007 sau 8 tháng xem xét tất cả các hành vi có thể dính dáng tới việc chống độc quyền. FTC đã phải công bố rằng, vào thời điểm đó không hề có một đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào ở bất kỳ thị trường nào có liên quan.

Một vài tháng sau đó trong năm 2007, trở ngại cuối cùng là Ủy ban Châu Âu (EC) cũng chấp nhận phê chuẩn việc sát nhập.

Thất bại trong hợp tác tìm kiếm giữa Google và Yahoo (11/2008)

Lần này Google đã không gặp may trong vụ việc lớn có liên quan đến hành vi chống độc quyền.

Một dự án đề xuất hợp tác tìm kiếm-quảng cáo mà hãng dự tính hợp tác với Yahoo từ cuối năm 2008, theo đó Yahoo sẽ đặt quảng cáo của Google trên một số trang kết quả tìm kiếm của Yahoo, và 2 công ty sẽ chia sẻ doanh thu.

Google đã kết thúc hợp tác này giữa lúc đang dấy lên nghi ngờ có gian lận từ những thanh tra chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ, khi có những cáo buộc cho rằng thỏa thuận này đi ngược lại lợi ích từ việc cạnh tranh mang đến cho khách hàng.

Ảnh
Chính Microsoft “phá bĩnh” thương vụ hợp tác giữa Google và Yahoo

Những phản đối khác, tất nhiên, đến từ những đối thủ cạnh tranh như Microsoft, cũng như hiệp hội các doanh nghiệp quảng cáo quốc gia.

Sự sụp đổ của thỏa thuận như một đòn giáng thêm vào người tiên phong Internet Yahoo, vốn vẫn đang chật vật đấu tranh về tài chính và chỉ nhận được một nỗ lực mua lại không mấy thân thiện từ Microsoft.

Thỏa ước về Google Books (từ 7/2009 và cho đến hiện tại)

Trong năm 2009, Google cũng nhận được những động thái không tốt từ Bộ Tư pháp Mỹ về việc hãng này đang tiến hành một thỏa thuận với các nhà xuất bản về quyền phát hành sách kĩ thuật số trên một số đầu sách nhất định.

Vào tháng 7/2009, Bộ Tư Pháp đã tiến hành một cuộc điều tra chính thức vào chính thỏa thuận này, với lý do lo ngại về các hành vi phản cạnh tranh. Ban đầu Bộ đã phản bác bản đề xuất đầu tiên của thỏa thuận và sau đó lên tiếng lo ngại rằng bản sửa đổi của thỏa thuận vẫn còn dấy lên những nghi ngờ về hành vi chống độc quyền.

Cuối cùng, bản thỏa thuận bị giữ trong tình trạng lấp lửng dưới con mắt vui mừng của Microsoft, Electronic Frontier Foudation, và một liên minh có tên Liên minh Open Book, liên minh chuyên về xuất bản sách. Đến tháng 3 năm nay, bản thỏa thuận chính thức bị bác bỏ bởi tòa án Liên Bang tại New York.

Châu Âu mở điều tra về thứ hạng tìm kiếm, Microsoft đưa ra khiếu nại (2/1010 đến hiện tại)

Trong tháng 2/2010, các nhà chức trách Châu Âu đã tiến hành một cuộc điều tra về cách Google xếp hạng kết quả tìm kiếm và quảng cáo sau khi có một số khiếu nại của các doanh nghiệp Châu Âu như Foundem - trang web chuyên về so sánh giá cả, và Ciao - trang web so sánh giá cả khác của Microsoft. Những doanh nghiệp này - cụ thể là Foundem - đã khiếu nại từ rất lâu rằng Google đã áp đặt trang web của họ trong các kết quả tìm kiếm dưới năng lực cạnh tranh vốn có của họ. Từ những cáo buộc này dẫn tới cuộc điều tra chính thức vào tháng 11/2010.

Ảnh
Microsoft tiếp tục gây khó dễ cho Google trên thị trường Châu Âu

Tiếp theo đó, trong tháng 3 vừa rồi, Microsoft đã chính thức nộp đơn khiếu nại với Ủy Ban Châu Âu (EC) cáo buộc rằng Google đã không cạnh tranh công bằng trong thị trường Châu Âu bằng cách gian lận các thuật toán tìm kiếm của mình, xếp hạng các sản phẩm của mình cao hơn sản phẩm đối thủ, và cản trở việc truy cập vào nội dung YouTube, gây khó khăn hơn trong việc thay thế công cụ tìm kiếm video khác. Hiện EC đang tiến hành điều tra các cáo buộc của Microsoft trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.

FTC “cho qua” vụ mua lại AdMob (5/2010)

Tháng 5/2010, Google đã thuyết phục Ủy ban thương mại liên bang (FTC) từ bỏ những mối quan tâm đến hành vi chống độc quyền trong vụ mua lại hãng dẫn đầu về quảng cáo trên nền tảng di động AdMob với giá 750 triệu USD.

Ảnh
Tuy nhiên, Google cũng nhận được ưu đãi trong thương vụ thâu tóm Admob

Điều khá bất ngờ là chính Apple trở thành “vị cứu tinh” của Google trong cuộc điều tra này. Google đã dựa vào dịch vụ quảng cáo trên nền tảng di động iAd của Apple như một bằng chứng rằng sự đổi mới trong công nghệ quảng cáo di động sẽ không đến chỉ từ 1 công ty, và Gooogle coi đây như là điểm mấu chốt cho sự phản bác lại cáo buộc độc quyền của mình. FTC cuối cùng đã thông qua việc mua lại AdMob của Google.

Việc mua lại ITA được "bật đèn xanh" (4/2011)

Trong tháng 4 vừa qua, Google giành được phần thắng trong "cuộc đua" để mua lại công ty ITA với trị giá 700 triệu USD. Nhưng chiến thắng của Google phải nhờ vào việc Bộ Tư pháp Mỹ đã làm lơ một số điều kiện quy định như là một phần của thỏa thuận.

Sự giám sát trong thương vụ thâu tóm AdMeld (6/2011)

Không giống những mối quan tâm như với DoubleClick và Admob, hiện tại Google đang được chờ đợi để đối mặt với xem xét về hành vi chống độc quyền của Bộ Tư pháp trong thương vụ mới nhất của hãng - mua lại công ty quảng cáo Admeld với giá 400 triệu USD.

Tuy nhiên, hiện chưa có động thái nào từ Bộ tư pháp Mỹ và FTC cho thấy cả 2 sẽ “nhúng tay” vào điều tra Google trong thương vụ này.

Theo Dân Trí



Bình luận

  • TTCN (0)