Tàu con thoi Columbia cất cánh cho chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của chương trình vũ trụ ngày 12 tháng 4 năm 1981. Ảnh: NASA.

Trong vòng 40 năm tàu chương trình tàu con thoi của NASA đã tiêu tốn 209 tỉ USD. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những thành quả đạt được là quá ít so với chi phí đã bỏ ra.

Khi Mỹ chính thức khởi động chương trình tàu vũ trụ NASA vào năm 1972, hậu thời kì Apollo, họ đã phác thảo nhiều bước tiến hứa hẹn cho nhân loại trong hành trình khám phá và khai thác vũ trụ.

Các nhà chiến lược vũ trụ Mỹ đã dự thảo tàu vũ trụ sẽ giúp tiếp cận vũ trụ an toàn, thường xuyên và không vượt quá năng lực tài chính. Kế hoạch đặt ra là sẽ phóng tàu gần như một tuần một lần và tốn ít nhất 20 triệu đô la cho mỗi chuyến.

Tuy nhiên, họ đã không đạt được nhiều thành quả so với dự thảo đề ra đó cho tới nay.

NASA gần đây vừa chốt chi phí chương trình vũ trụ đến cuối năm 2010 là 209 tỉ đô la Mỹ (theo giá đô năm 2010), chia bình quân chi phí mỗi chuyến bay gần 1,6 tỉ đô la. Và một năm hạm đội tàu vũ trụ chỉ thực hiện không quá 9 chuyến bay. Hai trong số 134 chuyến bay của chương trình đã gặp thảm họa, 14 phi hành gia thiệt mạng.

Chuyến bay STS-135 tàu Atlantis phóng vào ngày 8/7 vừa qua đánh dấu chấm hết cho chương trình vũ trụ 40 năm của NASA (10 năm chuẩn bị và 30 năm bay). Giới chuyên gia và nhiều người dân Mỹ đặt câu hỏi liệu chi phí như vậy có đáng không hay là liệu NASA có thể dùng 209 tỉ USD cho việc gì đó tốt hơn không.

“Tuy nhiên đây là vấn đề có tính hai chiều”, Roger Launius, người phụ trách lịch sử vũ trụ tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia Smithsonia cho hay.

Quanh quẩn ở quĩ đạo Trái đất thấp

Chỉ trích lớn nhất đối với chương trình tàu vũ trụ là chương trình đã không đưa con người đặt chân xa hơn nữa vào vũ trụ, sau Mặt trăng.

Chương trình Apollo của NASA đã đưa con người lên mặt trăng năm 1969, chỉ 12 năm sau kỉ nguyên vũ trụ của loài người bắt đầu. Tuy nhiên, sau bốn thập kỉ từ khi con người đặt chân được lên mặt trăng, NASA đã không chinh phục được một bước tiến khổng lồ ban đầu định đề ra: đưa con người lên Sao Hỏa.

Thay vào đó, từ năm 1981, tàu vũ trụ đã liên tiếp chỉ bay quanh trái đất, cách mặt đất vài trăm dặm.

Nhiều quan chức NASA lên tiếng tỏ rõ không hài lòng với trọng tâm này thời kì hậu Apollo của chương trình tàu vũ trụ và Trạm không gian Quốc tế ISS, được xây dựng vào năm 1998.

Không đủ tiền để chinh phục Sao hỏa?

Ảnh
Tàu con thoi Discovery phóng lên vũ trụ ngày 24 tháng 4 năm 1990 với nhiệm vụ khai triển lắp đặt Kính thiên văn vũ trụ Hubble, đài quan sát vĩ đại đầu tiên của NASA trên vũ trụ. Ảnh: NASA.

Thực ra, ban đầu chương trình tàu vũ trụ của NASA có một mục tiêu lớn hơn.

Năm 1969, cơ quan vũ trụ Hoa Kì đã trình bày với tổng thống Nixon những đề xuất cho hướng phát triển thời kì hậu Apollo. Tất cả chúng đều nhằm đưa phi hành gia lên Sao Hỏa bằng hàng loạt các bước tuần tự.

Những bước này bao gồm xây dựng tàu vũ trụ và trạm vũ trụ, sau đó sử dụng trạm vũ trụ để nghiên cứu thêm mặt trăng và cuối cùng giúp con người đặt chân lên sao Hỏa. Tuy nhiên Nixon đã cho rằng những dự thảo đó quá đắt đỏ. Vì vậy ông đã chỉ bật đèn xanh cho một trong điểm trong số đề xuất là tàu vũ trụ.

Theo đó, NASA đã không được chi tiền để thực hiện ước mộng khổng lồ. Năm 1966, ngân sách của NASA là 5,9 tỉ USD (chiếm 4,4 % ngân sách liên bang). Cho tới năm 1972, Nixon đã cắt giảm xuống chỉ còn 3,4 tỉ USD (chiếm 1,6 tỉ ngân sách liên bang). Từ đó ngân sách của NASA tiếp tục giảm. Đến đầu năm tài khóa 2011, cơ quan này chỉ nhận được 18,45 tỉ đô la tức là dưới 0,5% tỉ ngân sách liên bang.

“Vấn đề không phải là chúng ta không thể khám phá vũ trụ xa hơn vì lí do tàu vũ trụ”, chuyên gia lịch sử vũ trụ Robert Pearlman, cho biết “mà vì phía chính trị đã không có ý muốn chi cho NASA nhiều tiền hơn”.

Thành quả của chương trình tàu vũ trụ

Các chuyên gia cho biết, dù chương trình tàu vũ trụ NASA đã không đạt được mục tiêu vĩ đại như đặt ra hồi đầu những năm 1970, chương trình vẫn đạt được nhiều bước tiến sau 30 năm.

Tàu vũ trụ đã chuyên chở rất nhiều thiết bị quan trọng vào không gian, như Kính thiên văn vũ trụ Hubble. Nhiều dự án sửa chữa và nâng cấp Hublle tạo điều kiện cho các nhà khoa học quan sát vũ trụ ngày càng tốt hơn.

Hơn nữa, Trạm không gian vũ trụ tốn 100 tỉ USD cho tới nay đã trưởng thành lớn mạnh nhờ nỗ lực của chương trình. Hàng trăm cuộc thí nghiệm được tiến hành bên ngoài không gian giúp các nhà khoa học đạt nhiều tiến bộ ở hàng loạt các ngành khoa học, từ sinh học đến y học, vật lí và khoa học vật liệu.

Các nhà phân tích cũng đồng thuận thêm, chương trình tàu vũ trụ đã giúp con người thiết lập một địa vị chắc chắn bên ngoài hành tinh trái đất lần đầu tiên – một bước tiến lớn.

Vì những lí do này, nhiều người cho rằng chương trình tàu vũ trụ nên được đánh giá là thành công.

Điều quan trọng nhất

Vậy thì 40 năm chương trình tàu vũ trụ và 209 tỉ USD mà NASA và quốc gia Hoa Kì đã đổ vào đó có đáng không? Tờ Space.com cho rằng điều này phụ thuộc vào ưu tiên và quan điểm của từng người.

Nhiều quan điểm sẽ cho rằng tàu vũ trụ là một sai lệch đắt đỏ. Nó là kết quả chệch ra từ những mục tiêu hoài bão hơn mà quốc gia này bây giờ đang quay trở lại. Những người khác sẽ đánh giá đó là một thành công, một chiến thắng của công nghệ Mỹ giúp mở đường ra vũ trụ và tăng cường hợp tác quốc tế hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia cho rằng, kết luận lịch sử rơi vào đâu đó ở giữa hai quan điểm trên.

Theo VietNamNet



Bình luận

  • TTCN (0)