Điện toán đám mây đang lan sang toàn châu Âu, bất chấp những quy định ngặt nghèo của Liên minh châu Âu về bảo vệ dữ liệu trên toàn khối.
Châu Âu khao khát “đám mây”
Luật bảo mật dữ liệu tại châu Âu cấm chuyển giao thông tin cá nhân ra bên ngoài 27 nước thuộc Liên minh châu Âu. Điều này ngăn cấm nhiều công ty từ lục địa chuyển sang “đám mây”, nơi mọi dữ liệu hầu như được lưu trữ trong các máy chủ đặt tại châu Á, Mỹ hay bất cứ nơi nào có chi phí thấp hơn.
Bất chấp những quy định nghiêm ngặt, Shutl - một doanh nghiệp chuyển phát nhanh trẻ đã trở thành một trong các công ty châu Âu sử dụng công nghệ điện toán đám mây nhiều nhất, với khoảng hơn 1.000 đơn hàng chuyển phát mỗi ngày thông qua mạng lưới đám mây được điều hành bởi Amazon – website bán lẻ Mỹ.
Shutl là một ví dụ điển hình cho xu hướng chuyển sang điện toán đám mây đang được đà phát triển tại châu Âu. Theo dự đoán của Hãng nghiên cứu thị trường Gartner, doanh thu hàng năm của dịch vụ điện toán đám mây tại Anh sẽ tăng từ 24,7 triệu USD năm 2011 lên 29,5 triệu USD vào năm 2015. Tuy nhiên, con số này vẫn chỉ bằng một nửa so với Bắc Mỹ - nơi công nghệ điện toán đám mây đã phát triển lớn mạnh và là “mảnh đất màu mỡ” của các nhà cung cấp đầu ngành như Amazon, Salesforce.com và Microsoft.
Với các doanh nghiệp châu Âu, tiết kiệm chi phí là sức hấp dẫn lớn nhất của điện toán đám mây. Các số liệu cho thấy các khách hàng của Amazon đã tiết kiệm từ 25-30% chi phí thông qua mạng lưới đám mây toàn cầu thay vì duy trì hệ thống máy tính riêng. Amazon cho phép khách hàng lưu trữ thông tin tại bất cứ trung tâm dữ liệu toàn cầu nào của mình. Trong trường hợp của Shult, công ty đã tiết kiệm khoảng 100.000 – 160.000 euro cho việc thiết lập hệ thống máy tính nội bộ.
Nhu cầu thay đổi luật pháp
Điện toán đám mây có thể sẽ được thông qua sớm tại Bỉ, nơi các nhà làm luật đang xem xét các chỉ thị của Liên minh châu Âu về bảo vệ dữ liệu, điều chỉnh thông tin cá nhân để có thể di chuyển trong và ngoài phạm vi 27 nước thuộc Liên minh châu Âu. Viviane Reding, Ủy viên giám sát châu Âu, có kế hoạch đưa ra những sửa đổi vào mùa thu này. Bà hi vọng, nếu được Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng thông qua, quan chức các nước có quyền đưa chỉ thị riêng phù hợp với từng quốc gia, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
Các doanh nghiệp kinh doanh điện toán đám mây, bao gồm cả những “tân binh” như Oracle, Cisco Systems, SAP, Apple và Google, đang vận động hành lanh các nhà lập pháp phân mảnh luật bảo vệ dữ liệu theo quốc gia. Tháng 1/2011, Brad Smith – luật gia tư vấn cho Microsoft – đã thương lượng với Hạ viện Pháp, kêu gọi các nhà lập pháp hạ mức rào cản điện toán đám mây xuống thấp hơn. Luật bảo vệ dữ liệu năm 1995 quá cứng nhắc và không thích ứng với thực tế. Microsoft, giống như Amazon, đang điều hành trung tâm dữ liệu cho châu Âu tại Dublin.
Karl Deacon, Giám đốc kĩ thuật dịch vụ toàn cầu tại Capgemini – công ty có trụ sở tại Luân Đôn chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp về các vấn đề kĩ thuật – cũng cho rằng châu Âu cần sửa đổi pháp luật về bảo vệ dữ liệu, “rộng đường” cho các công ty châu Âu được kinh doanh dịch vụ đám mây. Thị trường điện toán đám mây đang chịu sự thống trị của các công ty Mỹ, trong khi không có nhiều công ty châu Âu xuất sắc trong lĩnh vực này.
Theo Ben Pring, chuyên gia của Gartner, trong trường hợp không có cải cách pháp luật, các công ty như Amazon và Microsoft sẽ tiếp tục thiết lập các trung tâm dữ liệu địa phương để thực hiện theo quy định của luật châu Âu. Biện pháp này có thể giúp thúc đẩy doanh số bán hàng nhưng sẽ khiến chi phí “đám mây” tại đây đắt đỏ hơn do phải sao chép nút mạng máy tính.
Lệnh cấm các trung tâm dữ liệu nước ngoài sẽ đặt ra thách thức cho các công ty nhỏ hơn như Newtek Business Service, nhà cung cấp dịch vụ đám mây New York. Tuy nhiên, Barry Sloane - giám đốc điều hành của Newtek tự tin mô hình “đám mây” cuối cùng sẽ được tổ chức tại châu Âu vì “đám mây đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí và hoạt động hiệu quả. Bánh lái điều khiển lớn nhất bây giờ chính là đồng đô la”.
Theo ICTnews
Bình luận