Một trong những ưu điểm để máy tính bảng Android vượt qua iPad là phần cứng độc lập, người dùng có thể truy cập hệ điều hành thông qua nhiều máy tính bảng khác nhau.

Kể từ khi hệ điều hành tối ưu cho máy tính bảng Android 3.1 (Honeycomb) ra mắt hồi đầu năm 2011, người tiêu dùng đã có những lựa chọn thay thế iPad đa dạng hơn. Máy tính bảng chạy Android mang lại trải nghiệm khá tốt, nhưng rắc rối lớn nhất là nền tảng này thiếu trầm trọng các ứng dụng từ bên thứ 3. Dù đã ra mắt vài tháng, hiện tại lượng ứng dụng Android cho máy tính bảng chỉ khoảng mức 250, trong khi App Store của Apple đưa ra tới hơn 90.000 lựa chọn. Thậm chí HP TouchPad, mới xuất hiện đầu tháng 7, cũng đã có nhiều ứng dụng hơn các máy tính bảng Honeycomb.

Tuy nhiên, bản thân hệ điều hành rất vững chãi. Với gốc rễ của Google, đây là hệ điều hành máy tính bảng có cấu hình tốt nhất, đa tác vụ với hệ thống thông báo xuất sắc, tích hợp các dịch vụ Google như Gmail, Google Chat, Google Maps. Ngoài ra, các thiết bị này còn hỗ trợ cả video Flash.

Dưới đây là những máy tính bảng chạy hệ điều hành Honeycomb xuất sắc nhất.

Acer Iconia Tab A500 (449 USD, 16GB, Wi-Fi)

Ưu điểm: Giá dễ chịu. Bộ xử lí 2 nhân Zippy Tegra 2. Màn hình phân giải cao. Giao tiếp USB, HDMI. Các ứng dụng giải trí chuyên biệt và tính năng tốt.

Nhược điểm: Khá lớn và nặng. Không có kết nối 3G hay 4G. Máy ảnh trước không ở vị trí tối ưu. Honeycomb vẫn chưa hoàn thiện.

Kết luận: Iconia Tab A500 có những điểm mạnh tương tự và yếu riêng so với các đối thủ trực tiếp, nhưng mức giá 449 USD (~9.163.000 đ) dễ chịu hơn so với những mẫu máy khác.

Asus Eee Pad Transformer TF101 (399 USD/ bản 16GB, Wi-Fi và 499 USD/bản 32GB, Wi-Fi)

Ưu điểm: Máy tính bảng Honeycomb có giá phải chăng nhất. Bộ xử lí 2 nhân Speedy Nvidia Tegra 2. Các tính năng đa tác vụ, email, thông báo lịch mạnh mẽ. Cổng xuất HDMI. Bàn phím rời 150 USD khi được kết nối sẽ biến Eee Pad thành máy tính xách tay hoàn chỉnh.

Nhược điểm: Giao diện rối mắt. Bàn phím ảo gõ kí tự không tốt lắm.

Kết luận: Asus Eee Pad Transformer TF101 phân biệt với các thiết bị Honeycomb khác nhờ giá cạnh trnah và phụ kiện tùy chọn biến nó thành máy tính xách tay mạnh mẽ.

Motorola Xoom (499 USD/bản 32GB, Wi-Fi; 599 USD/bản 32GB, Wi-Fi + 3G; 799 USD/ bản 32GB, Wi-Fi + 3G, không hợp đồng)

Ưu điểm: Là thiết bị đầu tiên được hỗ trợ hệ điều hành Honeycomb Flash chuyên dụng cho máy tính bảng. Xử lí nhanh. Màn hình cảm ứng nhạy và đẹp. Cổng giao tiếp HDMI với máy tính/ti-vi.

Nhược điểm: Giao diện có vẻ hơi rắc rối. Không có khe cắm thẻ SD như hứa hẹn. Kho ứng dụng Android Market còn khá ít.

Kết luận: Motorola Xoom cung cấp bởi nhà mạng Verizon Wireless là mẫu máy tính bảng khá hoàn thiện với hỗ trợ Flash, nhưng tại thời điểm này không thể so sánh với iPad 2 của Apple về kho ứng dụng.

Samsung Galaxy Tab 10.1 (499,99 USD/ bản 16 GB, Wi-Fi; 599, 99 USD/ bản 32GB, Wi-Fi)

Ưu điểm: Máy tính bảng mỏng nhất hiện nay. Màn hình HD 10.1-inch siêu nét. Hệ điều hành Honeycomb 3.1 cải thiện tính năng đa tác vụ, hỗ trợ Flash, trải nghiệm người dùng khá tốt. Đi kèm tai nghe – khá hiếm gặp với các máy tính bảng.

Nhược điểm: Samsung dự định tùy chỉnh hệ điều hành, có thể giảm tốc độ cập nhật trên Android trong tương lai. Kho ứng dụng còn khiêm tốn. Xem video trực tuyến chập chờn ngay cả với tín hiệu Wi-Fi mạnh.

Kết luận: Cho tới khi Samsung tung ra giao diện người dùng đã tùy chỉnh, chúng ta mới thực sự biết sẽ nhận được gì.

T-Mobile G-Slate với Google (LG) (599 USD/ bản 32GB, Wi-Fi + 3G)

Ưu điểm: Máy tính bảng kết nối 4G đầu tiên. Bộ xử lí Tegra 2. Màn hình HD sắc nét, cổng xuất HD. Hiển thị 3D (kính 3D đi kèm). Mức giá dễ chịu với bộ nhớ 32GB. Giao diện người dùng trực quan. 2 máy ảnh trước, sau. Video chat.

Nhược điểm: Màn hình mặc định của Honeycomb có vẻ hơi lộn xộn. Bản Flash 10.2 thử nghiệm còn nhiều lỗi nhỏ. Máy ảnh phía trước không trực diện người dùng. Thỉnh thoảng tự khởi động khi máy ở chế độ Idle. Kho ứng dụng “hẻo”.

Kết luận: Nhắm tới khách hàng Motorola Xoom: T-Mobile G-Slate với Google (LG) với thiết kế nhỏ gọn hơn và tính năng hiển thị 3D.

Toshiba Thrive (429,99 USD/ bản 8GB, Wi-Fi; 479,99 USD/ bản 16GB, Wi-Fi; 579,99USD/ bản 32GB, Wi-Fi)

Ưu điểm: Tích hợp cổng USB, mini-USB, HDMI, khe đọc thẻ nhớ SDXC. Pin có thể tháo rời để thay thế. Hệ điều hành Honeycomb thiết kế khá đẹp mắt, đa tác vụ tốt.

Nhược điểm: Kích thước khá cồng kềnh. Giá “chát”.

Kết luận: Với các cổng giao tiếp đầy đủ và pin di động, Toshiba Thrive phù hợp với giới doanh nhân nhất trong số các máy tính bảng Honeycomb. Nhưng trong một thế giới mà kích thước mảnh dẻ là rất quan trọng, vẻ ngoài cồng kềnh sẽ làm mất điểm Thrive.

Theo ICTnews




Bình luận

  • TTCN (0)