Người dùng Facebook và Twitter thường xuyên dẫn tới ám ảnh và tự vẽ ra cho mình một thế giới riêng với mình là “nhân vật ngôi sao”.
Các nhà khoa học tin rằng Facebook và Twitter đã và đang tạo ra một thế hệ ám ảnh bởi chính bản thân mình – sở hữu những mối quan tâm ngắn hạn và sự háo hức trẻ con đối với những phản hồi liên tiếp trong cuộc sống của mình.
Việc tiếp xúc với mạng xã hội hàng ngày khiến người dùng mắc hội chứng “khủng hoảng bản sắc”, luôn mong muốn sự chú ý như một đứa trẻ khi nói: “Mẹ, nhìn con này, con đã làm được.”
Baroness Greenfield, giáo sư dược học tại trường Oxford, cho rằng sự lớn mạnh của những mối quan hệ trên internet cũng như việc chơi game trên máy tính thường xuyên có thể “cải tổ” não bộ. Nó cũng làm giảm tập trung, nhu cầu hài lòng tức thời và biểu đạt ngôn ngữ nghèo nàn, cũng như kĩ năng giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện.
Hơn 750 triệu người khắp thế giới đang dùng Facebook để chia sẻ hình ảnh, video và cập nhật trạng thái hoạt động/suy nghĩ mọi lúc mọi nơi. Hàng triệu người cũng đăng kí Twitter – một dịch vụ tiểu blog (micro-blogging) cho phép thành viên đăng những dòng tin ngắn và các tin nhắn hình về chính họ.
Baroness Greenfiel – cựu giám đốc Viện nghiên cứu Hoàng gia, cho biết: “Điều khiến tôi lo lắng là quá nhiều điều tầm thường và vô vị đang diễn ra hàng ngày trên Twitter. Tại sao một người lại phải quan tâm tới việc người khác ăn gì cho bữa sáng? Nó gợi tôi nhớ đến hình ảnh một đứa trẻ con thường xuyên gọi mẹ để gây sự chú ý. Nó giống như họ đang vướng phải một loại “khủng hoảng bản sắc”. Nó khiến trí não rơi vào tình trạng lệch lạc, sa đọa tinh thần”.
Giáo sư nhận thấy một bộ phận người dùng Facebook muốn trở thành một người nổi tiếng trong phạm vi hẹp, và muốn thường xuyên nhận được sự quan tâm và ngưỡng mộ từ những người dùng khác.
Họ làm mọi thứ cho là “đáng giá” trên Facebook bởi đó là cách duy nhất họ có thể tự khẳng định mình bằng việc “mọi người đều biết về họ”. “Nó giống như mọi người đang sống trong một thế giới không có thực, nhưng những điều quan trọng lại là mọi người nghĩ sao về bạn hay có thể “click” vào hoạt động của bạn”, bà nói.
“Hãy suy nghĩ về tác động đối với xã hội nếu mọi người lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình còn nhiều hơn cả những gì họ nghĩ về bản thân mình.”
Quan điểm của bà cũng tương đồng với Sue Palmer, một tác giả và chuyên gia văn học, người từng nói những cô gái đặc biệt tin rằng họ là “món hàng cần bán cho người khác” trên Facebook.
Sue nhận xét: “Mọi người đã từng có một bức chân dung tự họa, tuy nhiên hiện tại chúng ta có thể “thiết kế” lại nó ít hay nhiều trên thế giới ảo. Điều đó khiến bạn trở thành một ngôi sao trong chương trình truyền hình thực tế của riêng mình, do bạn tự tạo ra và đưa ra ngoài thế giới.”
Theo ICTNews
Bình luận