Ảnh: AllthingsD.

Theo báo cáo Mobile Threat Report của công ty an ninh Lookout Mobile Securtiy, ước tính nửa triệu người đã bị ảnh hưởng bởi các phần mềm nhiễm độc trên các thiết bị Android 6 tháng đầu năm 2011.

Nhìn vào số liệu phân tích thu thập từ 700.000 ứng dụng và 10 triệu thiết bị điện thoại toàn cầu, dễ dàng nhận thấy các mã độc trên di động đang tăng lên nhanh chóng từ tháng 1/2011, và trong khi chỉ một số nhằm vào các thiết bị chạy hệ điều hành iOS của Apple, phần lớn đều hướng tới Android. Đã có 80 ứng dụng Android nhiễm độc trong tháng 1. Và vào tháng 6, con số này đã là 400.

“Mã độc và các phần mềm gián điệp tập trung chủ yếu vào các thiết bị Android, mặc dù vẫn có những phần mềm gián điệp thương mại sẵn sàng “bẻ khóa” các thiết bị iOS”, Lookout viết trong báo cáo. “Theo số liệu của chúng tôi, trong tháng 6/2011, người dùng Android vấp phải các phần mềm nhiễm độc tăng 2,5 lần so với 6 tháng trước đó.”

Điều này được lí giải khá dễ dàng: các ứng dụng iOS trải qua các kiểm tra thủ công ngặt nghèo của Apple trước khi được kiểm duyệt. Trong khi đó, các ứng dụng trên Android Market của Google không phải chịu quá trình này. Điều này đồng nghĩa Google cho phép các nhà phát triển ứng dụng tự do cập nhật các ứng dụng của mình, và “mở cửa” cho các mã độc hay các phần mềm bất hợp pháp từ các nguồn nhiễm độc. Đầu năm nay, mã độc mang tên DroidDreamLight đã ảnh hưởng tới 34 ứng dụng trên Android Market.

Tuy vậy, người dùng iPhone vẫn có khả năng dính mã độc khi họ thường xuyên “jailbreak (bẻ khóa)” chính thiết bị của mình để chạy các ứng dụng chưa được kiểm duyệt bởi Apple. Lookout đã liệt kê một số mối đe dọa dựa trên nền tảng Web nửa đầu năm 2011, trong số đó có các ứng dụng đa nền tảng có thể ảnh hưởng tới cả Androi lẫn iOS.

Ảnh
3/10 người có nguy cơ truy cập link không an toàn.

“Năm ngoái, iOS đã chứng kiến nhiều kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng của trình duyệt để khởi chạy các mã độc khi người dùng truy cập một website nào đó”, theo báo cáo của Lookout. “Rất may là chúng tôi chưa tìm ra bằng chứng các lỗ hổng bị khai thác bị sử dụng độc hại: chủ yếu được các người dùng sử dụng để tự “jailbreak” thiết bị của mình.”

Theo ICTNews



Bình luận

  • TTCN (0)