Một thực tế rõ ràng là ngày nay, sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị điện tử - cả trong lẫn ngoài giảng đường. Một cuộc thăm dò mới đây tại Mỹ cho thấy, 38% không thể ở đâu 10 phút mà không bật một thiết bị điện tử nào đấy lên.
Câu hỏi đặt ra là giới trẻ đang sử dụng các thiết bị công nghệ cao của mình như thế nào, công nghệ đã tác động đến trải nghiệm học tập của họ ra sao, và liệu nó có ảnh hưởng xấu đến tâm lí của họ hay không. Trang OnlineEducation.net đã tìm ra một số kết luận đáng chú ý:
Có tới 98% số sinh viên tại Bắc Mỹ và châu Âu sở hữu ít nhất một thiết bị điện tử như máy nghe nhạc iPod, điện thoại di động, máy tính bảng hay máy tính xách tay. Trong số đó, 27% khẳng định laptop chính là vật dụng quan trọng nhất trong ba lô của họ, so với tỉ lệ chỉ có 10% số sinh viên chọn sách giáo khoa.
Cứ 4 sinh viên thì có tới 3 người tuyên bố không thể học được nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ. 25% từng sử dụng video hoặc podcast (các file phát thanh trên Internet) làm tài liệu học tập, 46% cho biết nhiều khả năng họ sẽ đọc một bài luận hơn nếu như nó ở dạng số.
Vậy sinh viên thường làm những gì với các thiết bị của mình? Trung bình họ gọi điện và nhắn tin di động hơn 130 phút/ngày, tìm kiếm thông tin trên mạng khoảng 100 phút, vào Facebook 90 phút, email 58 phút và chat IM 20 phút. 91% số sinh viên sử dụng email để xin sự trợ giúp từ phía giáo viên. Thậm chí, 8% số sinh viên còn liên lạc với giáo viên của họ thông qua... mạng xã hội.
Một thực tế không thể phủ nhận là thiết bị điện tử đã giúp cải thiện điểm số cho đa số sinh viên. 82% số sinh viên viết luận và làm bài tập trên máy tính, 81% dùng máy tính để nghiên cứu, 70% tốc kí bài giảng ngay trên lớp, 65% soạn bài thuyết trình trên laptop.
Nghiên cứu của OnlineEducation.net cũng cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của máy tính bảng. Gần 3/4 số sinh viên sở hữu tablet khẳng định họ thích thiết bị này hơn sách giáo khoa truyền thống, gần 90% sinh viên tin rằng tablet sẽ giúp họ học tập hiệu quả hơn và có quá nửa số người được hỏi cho rằng tablet sẽ thay thế hoàn toàn sách giáo khoa trong vòng 5 năm tới.
Theo VietnamNet
Bình luận
vậy mà cũng nói..trả lẻ kêu ng ta đốt đèn dầu or bắt đom đom để làm đèn học bài seo!
ĐH giờ yêu cầu cao lắm. Buộc phải phụ thuộc vào công nghệ SV mới sống được. Nếu không có máy tính và internet gần như SV không thể hoàn thành được chương trình ĐH.
Internet là một kênh thông tin tài liệu quan trong của SV. Mình mới làm khoá luận tốt nghiệp xong, thư viên ở trường chả giúp ích được gì dù có 1%.
Bạn học trường nào và đề tài là gì thế?
Đề tài là "Game PC và tác hại đến môi trường sống của ếch"
Em cũng luôn phát hiện ra cái "giếng" của mình thật vĩ đại đấy, nhưng không phải vì gamePC
đang học ĐH KHTN -khoa ĐTVT, đề tài nói ra chắc bạn nghe không hiểu :D, nói chung không chỉ đề tài cua mình mà các bạn trong khoa cũng thế.
Thì cứ nói cái tiêu đề thôi, thêm cái tóm tắt, chắc gì không hiểu
Chính ra thư viện chỉ là nơi cung cấp các tài liệu cơ bản, trừ những thư viện tầm cỡ, có các tài liệu của riêng họ. Nhưng trong đa số trường hợp, các thư viện có liên kết với nhau, và cũng có thuê bao để bạn có thể sử dụng máy tính trong thư viện truy xuất miễn phí đến các tài liệu mà lẽ ra bạn phải trả tiền mới có.
Nếu ngành của bạn này là Điện tử viễn thông mà anh Nam không hiểu cái tên đề tài thì về KG mần ruộng với em nghe
Lên Daklak làm rẫy trồng cafe để kiếm cái khuyến mãi hoà mạng của Vinaphone
Top secret story
Đề tài gì mà tác giả bảo vệ xong còn không nhớ nổi cái tên thì làm sao người khác hiểu được. Trình độ của bạn cao như vậy thì thư viện nào mà đáp ứng nổi cơ chứ
uh có thể, nhưng hình như SV ko tiêu chuẩn đó :D, nếu có cũng chỉ giới hạn thôi, ví dụ như trường mình thì có thể liên kết với thư viện đại học quốc gia, mình từng vào đó rồi sách về lĩnh vực của mình đang học ít lắm, sách trên mạng nhiều vô kể.
Đó là phần tài liệu. Còn nếu làm khoá luận bắt buộc phải có máy tính bởi phần mềm chạy trên máy tính :D.
Đi học mà không có Internet thì chỉ học được những kiến thức đã cũ, đã được nhiều người biết. Nhưng cuộc sống luôn đổi thay 1 cách chóng mặt. Nếu bạn dừng lại trong vòng 1 vài tháng thôi, đã thấy mình lạc hậu rất nhiều rồi...
Tôi đoán ở công ty anh cũng có cái nhìn của "ẾCH" như thế. - thật bất công cho anh Hải Nam -
Anh Thanh chưa qua thư viện trường BK bao giờ, nhìn nhận về thư viên như vậy là phải.
Bạn tưởng trường nào cũng đầu tư bách khoa chắc, bạn quá ếch ngồi đáy giêng đấy. Dám cá là thư viện bách khoa cũng khó kiểm nổi mấy muốn tui cần. Kiến thức cần cho việc làm luận văn là chắp nhặt từ hàng chục cuốn sách, bài báo và chưa kế là kiến thức thầy cô dạy không có trong sách.
Vậy cuối cùng bạn nói thử cái đề tài xem nào?
Mình được biết các Quản Trị Viên trang này cũng xuất thân từ điện tử viễn thông mà.
Thân!
Mình thì KHÔNG quan tâm thư viện có hay ko có cái bạn cần, cũng như cách học như thế nào-vì sự học là vô bờ bến.Nhưng mình quan tâm cái tên đề tài bạn đã làm là cái gì mà ghê gớm thế?Nghe nói đề tài bạn nói ra ở đây ko ai hiểu,theo mình trên TTCN này PhD,Master,Engineer,Student đều có cả, lễ nào ko hiểu nổi để tài của bạn!?Ko biết đề tài của bạn có được đăng trên báo khoa học nào không?Đề tài "nói ra không ai hiểu" chắc lúc bảo vệ thì hội đồng giám khảo cũng vất vả lắm nhỉ.
Tên đề tài thì ko dám nói ra,mà cứ ngồi Dám cá... và chém gió
Giờ mới thấy chú ATK có phát biểu hay vậy. Mình chỉ đưa ra đề tài "môi trường sống của ếch" mà mọi người hiểu ý mình quá. Chú Thanh này ngĩ mình là ai vậy, ban của Albert Einstein chăng?