Ý tưởng là để gây khó cho những kẻ kích động bạo loạn, nhưng lại làm nảy sinh các vấn đề về nhân quyền, theo các chuyên gia.
Để ngăn chặn những cuộc bạo động trong tương lai, chính phủ Anh đang xem xét việc tạm thời đóng cửa các mạng xã hội như Twitter và Facebook trong thời gian diễn ra bạo động, nhưng đề nghị mạnh tay này đang bị chỉ trích.
Mạng xã hội và các dịch vụ nhắn tin như ứng dụng BlackBerry Messenger được một số kẻ tham gia bạo loạn sử dụng để truyền tin kích động và liên lạc với nhau, khiến Thủ tướng Anh David Cameron hôm thứ Năm tuần rồi đã đặt vấn đề cần chặn các trang web và dịch vụ này khi xuất hiện một âm mưu bạo động.
Biện pháp này tương tự như điều đã được thực hiện bởi các chính phủ Ai Cập và Tunisia, cả hai quốc gia đều tìm cách hạn chế truy cập Internet và các dịch vụ nhắn tin hòng dập tắt các cuộc biểu tình chống đối chính phủ.
"Không ai có thể tin rằng nhà cầm quyền đang đặt vấn đề một cách nghiêm túc", Jim Killock, giám đốc điều hành của Open Rights Group, một tổ chức giám sát công nghệ phi lợi nhuận nói. "Rõ ràng Twitter, BlackBerry và các công cụ khác đã được sử dụng cho cả mục đích tốt lẫn xấu".
Sự phổ biến của các thiết bị BlackBerry của nhà sản xuất Research in Motion (RIM) với thanh niên Anh chủ yếu xoay quanh ứng dụng nhắn tin Messenger, một chương trình tán gẫu được mã hóa cho phép người dùng gửi miễn phí cả loạt tin nhắn. Ứng dụng đã bị đổ lỗi là công cụ truyền tin nhanh chóng kích động đông đảo thanh niên ở London và các thành phố khác của Anh tấn công cướp bóc và đốt phá hồi đầu tuần trước.
Ít nhất 11 người đã bị bắt giữ hoặc bị buộc tội kích động bạo lực trên Facebook, theo BBC. Một số người tham gia vào các cuộc bạo loạn đã khoe khoang trên Twitter thành tích cướp phá của họ.
Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Theresa May nói sẽ sớm gặp gỡ những người có trách nhiệm của Facebook, Twitter và RIM để thảo luận về cách thức các công ty này có thể hợp tác với cảnh sát, theo phát ngôn viên Bộ Nội vụ vào hôm thứ Sáu vừa qua.
Phát ngôn viên nói Bộ Nội vụ không đề xuất việc đóng cửa phương tiện truyền thông xã hội vì như vậy là không "thực tế", bởi có rất nhiều người không tham gia nổi loạn, nên nếu hành động như vậy sẽ gây thiệt hại lớn cho toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong khi Bộ Nội vụ đã “làm nhẹ” bớt tuyên bố của Thủ tướng Cameron, một vài thành viên trong đảng Bảo thủ lại ủng hộ biện pháp cứng rắn hơn.
Louise Mensch, một thành viên thuộc phe Bảo thủ trong Nghị viện Anh, đã viết trên Twitter vào thứ Năm tuần trước rằng "tất cả chúng ta đều thoát nạn nếu Twitter tạm thời đóng cửa trong thời gian xảy ra các cuộc bạo loạn nghiêm trọng".
"Phương tiện truyền thông xã hội không hề quan trọng hơn một nhà ga xe lửa, một con đường hay một dịch vụ vận chuyển xe buýt", bà đã gửi thông điệp như vậy. "Chúng ta đừng lo ngại về việc cảnh sát tạm thời đóng cửa chúng".
Tuy nhiên, việc đóng cửa một dịch vụ đồng nghĩa với việc trừng phạt những người không làm bất cứ điều gì sai trái, Kathryn Wynn, một chuyên gia cấp cao về quyền riêng tư tại hãng luật Pinsent Masons, cho biết. Những kẻ nổi loạn có thể chuyển sang dùng các dịch vụ khác để liên lạc, hoặc theo dõi các bản tin để tìm nơi diễn ra bạo loạn, bà nói. Theo Wynn thì không có giải pháp nào là hoàn hảo, và nếu hành động không khéo sẽ ảnh hưởng tới những người vô tội.
Người dùng mạng xã hội đã phải đối mặt với những thách thức ngăn chặn họ sử dụng dịch vụ. Cảnh sát đã từng thúc ép các công ty như Facebook, Twitter và Yahoo đóng tài khoản của những người bị nghi ngờ tham gia hoạt động tội phạm, cho dù họ chưa hề bị kết tội hay bắt giữ, bà nói.
Tình hình còn có thể trở nên tệ hơn, chẳng hạn khi những kẻ tội phạm trà trộn vào đám đông những người biểu tình hợp pháp, và gửi các thông điệp kích động trên Twitter hoặc các bài bình luận trái với sự thật trên Facebook. "Hành động đó rất khó bị kết tội", theo Killock. "Đình chỉ tài khoản có thể dễ trở thành một công cụ chính trị được nhà cầm quyền sử dụng”.
RIM đã cho biết hôm thứ Sáu rằng hãng sẽ tham khảo ý kiến của nhà chức trách và sẽ thực hiện theo luật riêng tư của Anh. Facebook cho biết đang tiến gần tới việc loại bỏ mối đe dọa hiển hiện của bạo lực. Trang mạng xã hội này cũng cho rằng, do người dùng được yêu cầu phải sử dụng tên thật của họ, cảnh sát đã có thể triệu hồi các đối tượng tới tòa án nhanh hơn.
"Chúng tôi trông chờ cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ để giải thích các biện pháp chúng tôi đã thực hiện để đảm bảo rằng Facebook là một nền tảng an toàn và tích cực cho người dân Anh tại thời điểm thách thức này", theo một tuyên bố.
Theo PCWorld VN
Bình luận
Không biết ai cho xin 2 xu nguồn của câu này được không?
trans vi-en rồi google đê bác...
hôm nay vô ăn ngay trái bóng vào mặt, sốc chẳng kém vụ kangaru hôm nào...hec hec...
Tin về sự kiện mình đọc từ cuối tuần trước rồi, nhưng thấy nó bị biến tấu so với bài gốc (ngó thấy nguồn PCWVN cũng hơi ngạc nhiên), nên muốn tìm nguồn của bài này.
đây bác, hàng hiệu luôn, bác nhớ trả em 2 xu nhé: http://bit.ly/o23DoX
Thanks bác, 1 cái +1 coi như 2 xu nhé
Bài gốc ghi:
Họ ghi rõ: ngăn chặn những người này liên lạc với nhau nếu biết họ vi phạm. Thế là dịch giả chuyển thành "đóng cửa MXH". Giống như 1 chính phủ dự định ngắt đường điện thoại của một kẻ nổi loạn nào đó, giờ nhà báo phóng đại lên rằng "chính phủ dự định đóng cửa dịch vụ viễn thông"
Chắc là ở đây: http://bit.ly/pQzMIm
Trang đó rank thấp quá nên không đáng tin lắm. Cái tiêu đề định hướng sai, vào đọc trong bài thì:
Dịch ra thì nó là ngăn chặn người dùng truy cập vào các MXH nếu biết họ đang lên kế hoạch bạo lực, gây rối... Tức là chỉ chặn những ai mà chính phủ biết rõ họ đang gây rối.