Sau 20 năm, từ một nhân hệ điều hành ra đời vì "sở thích" và không chút "tham vọng vĩ đại", Linux ngày càng chứng minh tầm quan trọng và khả năng phát triển.
Ngày 18/8/2011, sự kiện LinuxCon Bắc Mỹ diễn ra tại thành phố Vancouver (Canada). Đây là sự kiện hằng năm do Linux Foundation tổ chức kỉ niệm ngày ra đời của hệ điều hành mã nguồn mở Linux. Năm nay LinuxCon chào mừng Linux tròn 20 tuổi.
Tháng 4 năm 1981, kĩ sư Linus Torvalds bắt đầu viết ra những đoạn mã đầu tiên tiên tạo nên hệ điều hành Linux ngày nay với một suy nghĩ đơn giản “chỉ làm theo sở thích, không tham vọng vĩ đại hay chuyên nghiệp như GNU”.
Ngày 26/8/1991, trong email gửi các nhà phát triển, Torvalds đã viết:
“Tôi đang xây dựng một hệ điều hành miễn phí cho dòng máy AT-386(486). Công việc bắt đầu từ tháng 4 và cho đến nay đã sẵn sàng. Do hệ điều hành của tôi tương tự như Minix, tôi muốn nhận được mọi thông tin phản hồi về những thứ mọi người thích hay không thích ở hệ điều hành Minix.”
Không lâu sau đó, rất nhiều lập trình viên trên khắp thế giới đã hứng khởi tham gia phát triển hệ điều hành còn rất mới mẻ này. Tuy nhiên, như họ đã nói, phần còn lại là của lịch sử. Phiên bản 3.0 của nhân hệ điều hành Linux vừa mới được công bố, và nhiều công ty trên thế giới đang phụ thuộc rất nhiều vào hệ điều hành này.
Một thế giới trên nền Linux
70% các sàn giao dịch chứng khoán sử dụng Linux, các máy chủ của Amazon, Facebook, Twitter, eBay, Google đều chạy Linux. Đây chỉ là một vài tên gọi nổi bật trong vô vàn các công ty sử dụng Linux. Có đến 50% siêu máy tính, các máy rút tiền tự động và nhiều thiết bị quan trọng khác cũng chạy Linux. Nói đến Linux phải nhắc đến Ubuntu, một bản phân phối dựa trên Linux. Ubuntu đã đưa Linux đến gần hơn với thế giới của những chiếc máy tính để bàn. Và tất nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến Android ( một hệ điều hành Linux dành cho điện thoại), đã đặt Linux vào trung tâm của lĩnh vực di động. Linux đã trở thành một phần không thể thiếu của nền công nghệ thông tin, được con người sử dụng mỗi ngày dù có thể họ không nhận ra điều đó.
Trong lễ kỉ niệm 20 năm Linux ra đời, Linux Foundation đã đưa ra số liệu thống kê thú vị so sánh tình trạng của các hệ điều hành Linux từ ngày mới ra đời và ngày nay. Một phần số liệu thống kê được thu thập từ cuộc khảo sát tiến hành với những người than gia đăng kí LinuxCon. Dưới đây là bức tranh minh họa kết quả nghiên cứu của Linux Foundation:
Ubuntu dẫn đầu
Theo khảo sát, hiện Ubuntu đang đứng đầu với 34% người dùng, đứng tiếp sau lần lượt là Fedora/Redhat, Debian, Opensuse và Linux Mint:
Cuộc khảo sát cho thấy: trước kia Linux được sử dụng chủ yếu ở nhà. Giờ đây. Linux đang được sử dụng ở mọi nơi: ở nhà, trường học, đến các cơ quan, công ty, tổ chức. Con số 48% người dùng sử dụng Linux cho mọi hoạt động cho thấy khả năng xâm nhập sâu rộng vào cuộc sống của Linux. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh vẫn dựa vào sự thiếu sẵn sàng và nghi ngờ của những người chưa sử dụng để tấn công Linux. Chính vì thế, để củng cố niềm tin của người dùng và tăng thên thị phần, Linux cần đẩy mạng hơn nữa chiến dịch quảng cáo và quảng bá hình ảnh.
Dù sao đi nữa, không thể phủ định là sau 20 năm phát triển, Linux đã có những bước tiến thần kì.
Theo ICTNews
Bình luận
Nên sử dụng Linux
Tại sao giáo dục Việt Nam lại sử dụng HĐH Windows để giảng dạy? Từ tin học ở tiểu học, trung học... đến các chứng chỉ tin học A, B... đều dùng môi trường HĐH Windows làm chuẩn, kèm theo đó là các phẩn mềm mã đóng tốn rất nhiều tiển bản quyền, ví dụ như Microsoft Office. Nếu tính ra tiền bản quyền(nếu không sài lậu) thì số tiền chi trả rất lớn, quá lãng phí cho đất nước nghèo như nước mình.
Nếu để phục vụ giải trí, chạy các ứng dụng văn phòng đơn giản thì Linux Ubuntu và các gói ứng dụng của nó thừa sức đáp ứng, hơn nữa có lựa chọn Tiếng Việt cho những người kém ngoại ngữ.
bạn có đang dùng linux không?
Sách hiện nay toàn là windows thôi.
Linux quá khó với mới bắt đầu.
Linux & Window
Nếu đi học ma xài Linux để nghiên cứu thì ok, chứ học để sau này đi làm thì làm cho ai? Khi các công ty dều xài Window cả, nếu các công ty xài Linux thì khi bị trục trặc gì thì hỏi ai? Hỏi bạn hả?. Với lại không biết trên Linux có chơi được Garena không nhỉ?
Yêu hoa hồng
Dùng Linux miễn phí thì không cần hợp đồng mua bán, không hợp đồng thì lấy đâu ra hoa hồng, không hoa hồng thì cuộc đời sẽ tăm tối
Nhìn kết quả xém té ghế, đọc kĩ thì nó là kết quả thống kê của những người tham dự LinuxCon (nghĩa là gần như 100% số người trả lời thăm dò đều là người sử dụng Linux). Một nửa trong số họ dùng Linux khắp mọi nơi (ở nhà và nơi làm việc).
Nhưng cái câu 70% máy chủ thế giới chạy Linux cũng ko phải ko có lý dù em chưa biết có đúng tới đó ko
Đây nè, số lượng máy chủ khác với số lượng domain. http://bit.ly/osEkke xem thống kê của IDG (50% là Windows) hoặc Gartner (70% là Windows). Còn lại là Linux, UNIX...
Dẫn chứng của bác hay lắm. Nhưng bác coi lại method để đo là gì. 70% ở đây là cái gì (revenue). Ko biết bác đọc kỹ chưa. Mà bài viết có nói là 70% sàn giao dịch chứng khoán chứ có bảo thị phần server đâu mà bác nóng thế
Tại vì hôm qua có bác dẫn chứng 70% máy chủ web dùng Linux, nên mình lải nhải lại thôi. Để ý thì thấy ở comment trên có chữ domain.
Chào bạn Tấn Lợi
Theo mình nghĩ Linux thực sự đúng là không mất tiền bản quyền, có thể phục vụ những gì đơn giản. Thế nhưng thiết nghĩ lại có bao nhiêu người có thể sử dụng và nó thực sự khó nếu không sử dụng nhiều, đặt biệt khi window quá phổ biến, nói thẳng ra là người dùng thích giao diện dễ sử dụng và window đáp ứng được yêu cầu đó
Còn tuỳ thói quen
Thằng em mình học lớp 3 đã biết cài ubuntu rồi (nó cứ forward liên tục ), biết vào software-center đẻ cài game, biết xem phim, nghe nhạc (mới cài xong ubuntu báo thiếu code thế là nó ân next rồi ubuntu tự làm tiếp). Dĩ nhiên là mình có hướng dẫn nó 1 chút thôi (Vì mình chỉ dùng Linux mà).
Nếu cứ next hoặc forward liên tục khi cài đặt thì ubuntu cũng chẳng khác gì Windows cả.Thậm chí cài đặt phần mềm trong ubuntu còn dễ hơn (chỉ việc vào kho) Vẫn đề chỉ là thói quen, sự bảo thủ của bạn thôi !
Không biết bài viết có nhầm không ?
Linus viết Linux kernel lúc 12 tuổi ah ? (năm 1981) - quả la thần đồng. Hình như là năm 1991- khi ông đang học đại học chứ nhỉ ?