Trong khi trình duyệt Internet Explorer của Microsoft vẫn là sản phẩm phổ biến nhất nhưng Firefox vẫn có những điểm mạnh riêng của nó. Các thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn tăng tốc và tối ưu hóa trình duyệt Firefox của mình.

1. Tận hưởng cùng "Tab"

Một trong những đặc điểm đáng giá của Firefox là cho phép người dùng hiển thị nhiều trang web khác nhau trong cùng một cửa sổ nhờ chức năng duyệt web bằng tab. Nhưng bạn không cần thông qua menu File --> New Tab để mở một tab mới, bạn chỉ việc nhấn tổ hợp phím Ctrl-T là một trang trắng sẽ tự động mở trên tab mới với con nháy đã sẵn sàng ở thanh Address.

Để mở một liên kết trong một tab mới, thông thường bạn phải nhấp phải chuột và chọn "Open Link in New Tab" nhưng có một cách đơn giản hơn là bạn chỉ cần di chuyển con trỏ lên liên kết sau đó bấm vào nút cuộn của chuột.

Nếu bạn muốn mở liên kết trong một tab mới hoặc trong một cửa sổ mới, bạn chọn menu Tools --> Options --> nhấn biểu tượng Tabs --> chọn "a new window" hay "a new tab"

Để đóng tất cả các tab khác ngoại trừ tab đang hiển thị, bạn nhấn phải cuột, chọn "Close Other Tabs" . Trong trường hợp đóng nhầm một tab, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl-Shift-T để mở trở lại.

2. Tiết kiệm thời gian với phím tắt

Việc sử dụng bàn phím thay cho chuột trong việc thao tác luôn luôn đem lại hiệu quả cao về mặt tiết kiệm thời gian. Sau đây là một số phím tắt

Ctrl - L : di chuyển trỏ chuột đến thanh Address nhằm gõ địa chỉ trang web)
Bạn chỉ cần gõ "thongtincongnghe" và nhấn Ctrl-Enter để điền tên miền ".com" hoặc Ctrl-Shift-Enter để điền tên miền ".org" và Shift-Enter đề điền ".net"
Ctrl - K : di chuyển trỏ chuột đên khung tìm kiếm của Google
Ctrl - F : để thực hiện tìm kiếm trong trang web đang hiển thị
F11 : Để bật tắt chế độ xem toàn màn hình

3. Quản lý Bookmark

Bookmark là chức năng rất hay trong các trình duyệt web, nó cho phép người dùng lưu lại những trang web yêu thích để tiện việc truy cập sau này. Nhưng đôi khi số lượng bookmark quá lớn, nếu bạn không sắp xếp, phân loại chúng thì việc gặp khó khăn trong tìm kiếm là điều sẽ xảy ra. Để quản lý Bookmark, bạn vào menu Bookmarks --> chọn "Organize Bookmarks Manager". Tại đây bạn có thể tạo ra các thư mục tương ứng với từng thể loại sau đó di chuyển các bookmark đến vị trí mới.

Để đánh dấu một trang web bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl - D. Trong cửa sổ Add Bookmark bạn chọn thư mục chứa trang web tương ứng trong mục "Create in". Nếu không thấy thư mục cần tìm bạn nhấn vào nút mũi tên chỉ xuống để hiện danh sách đầy đủ các thư mục.

Sau một thời gian sử dụng sẽ có một số trang web trong danh sách bookmark không tồn tại. Để xác định trang web không hoạt động, bạn nhấn phải chuột lên thư mục bookmark tương ứng và chọn "Open All in Tabs". Những tab nào hiển thị "404 Not Found" bạn nên xóa khỏi danh sách vì các trang web này đã không còn tồn tại.

4. Sao lưu registry của Firefox

Cũng giống như Registry của Windows, Firefox Registry cũng bao gồm các thông tin cấu hình quan trọng của trình duyệt này. Trước khi có những thay đổi về cấu hình, bạn nên tạo một bản dự phòng registry trước. Để làm việc này, bạn đóng Firefox lại

Nhấn nút Start --> chọn Run --> gõ %appdata%\mozilla\firefox\profiles và nhấn Enter --> Kết quả xuất ra là một thư mục có tên dạng như "4hw0enat.default". Mở thư mục này ra và sao chép tập tin prefs.is đến một nơi an toàn dùng để phục hồi sau này

5. Hiệu chỉnh bộ máy tìm kiếm mặc định

Khi bạn gõ một từ trong thanh Address bar thì bộ máy tìm kiếm (search engine) mặc định sẽ hiển thị các kết quả tìm kiếm. Bộ máy tìm kiếm có thể là Yahoo hay MSN. Để thiết lập bộ máy tìm kiếm mặc định là Google ta thực hiện như sau.

Sao lưu toàn bộ registry của Firefox --> trên thanh Address bar gõ "about:config" và nhấn Enter --> trong hộp thoại Filter, gõ chuỗi ký tự sau "keyword.URL" --> Nhấp đôi chuột lên giá trị "keyword.URL", nhập đường dẫn "http://www.google.com/search?btnG=Google+Search&q=" --> Nhấn OK

6. Thêm thanh công cụ tìm kiếm

Bạn có thể thêm, xóa và tổ chức lại các dịch vụ tìm kiếm xuất hiện ở góc trên bên phải. Ta nhấn vào mũi tên hướng xuống ở bên trái thanh công cụ tìm kiếm --> Chọn "Manage Search Engines" --> Để xem toàn bộ các search engine hiện có nhấn vào liên kết "Get more search engines"

Để thêm một bộ máy tìm kiếm đơn giản chỉ việc chọn và nhấn nút Add. Nếu bạn muốn Firefox sử dụng nó là công cụ tìm kiếm mặc định thì đánh dấu vào ô "Start using it right away".

7. Sử dụng thanh công cụ của các trang web

Bạn có thể sử dụng các thanh công cụ tìm kiếm thường xuất hiện trong các trang web để tìm tài liệu trên trang web đó mà không cần phải truy cập vào. Ví dụ thực hiện với trang web www.pcworld.com

Nhấn phải chuột lên thanh tìm kiếm của trang web PCWorld, và chọn "Add a Keyword for this Search" --> trong cửa sổ bookmark xuất hiện bạn điền như hình với "pcw" là từ khóa dùng để gọi công cụ tìm kiếm của trang PCWorld.

Để kiểm tra, trên thanh Address bar bạn gõ "pcw laptop" kết quả xuất hiện là tất cả các bài viết liên quan đến máy tính xách tay có trên trang PCWorld.

8. Bảo mật mọi thông tin lướt web

Bạn không muốn người khác biết mình vào trang web nào, gõ mật khẩu gì hay bạn muốn những thông tin đó được xóa ngay khi đóng trình duyệt. Để cấu hình bạn vào menu Tools --> Options --> biểu tượng Privacy --> đánh dấu vào mục "Always clear my private data when I close Firefox."

9. Làm việc với History

Để xóa các trang web được lưu trong History ta chọn trong danh sách ở thanh Address bar và nhấn nút "Delete". Hoặc bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl - H để mở phần quản lý History, tại đây bạn sẽ có thể xóa cùng lúc nhiều trang web hoặc xem lại các trang được duyệt ở tùân trước.

10. Bảo mật việc lưu trữ mật mã

Firefox có tính năng quản lý mật mã giúp tự động điền mật mã vào các trang web khác nhau mà người dùng không cần phải nhớ. Điều này sẽ là hết sức nguy hiểm nếu không được bảo vệ bởi Master Password

Để bật tính năng này, chọn Tools --> Options --> nhấn vào biểu tượng Security --> đánh dấu chọn "Remember Passwords for sites" và "Use a master password" --> Trong hộp thoại Change Master Password, nhập mật mã dùng để quản lý việc điền mật mã vào các trang web.



Kể từ bây giờ trong mỗi phiên làm việc với Firefox, trước khi tự điền mật khẩu trong một trang web hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập vào mật mã quản lý.

11. Tối ưu hóa băng thông

Mặc định Firefox đã tối ưu hóa tốc độ truyền dành cho kết nối dial-up nhưng với các kết nối băng rộng như ADSL, cáp quang bạn phải tinh chỉnh một vài thông số

Sao lưu toàn bộ registry của Firefox --> trên thanh Address bar gõ "about:config" và nhấn Enter --> tìm đến giá trị "network.http.pipelining", đổi lại thành "true" --> tìm giá trị "network.http.pipelining.maxrequests", nhập một số bất kỳ lớn hơn 4 --> tìm "network.http.proxy.pipelining", thiết lập thành "true"

Tạo một giá trị mới bằng cách click phải --> chọn New --> Integer --> nhập chuỗi "nglayout.initialpaint.delay" và thiết lập giá trị 0

12. Di chuyển các thiết lập Bookmark sang một máy tính khác

Bước 1 : Ở máy tính cũ, đóng trình duyệt Firefox --> nhấn nút Start, chọn Run --> gõ "%appdata%\mozilla" và nhấn Enter --> Chép thư mục có tên "Firefox" vừa được tạo đến máy tính mới

Bước 2 : Trên máy tính mới, cài đặt và mở Firefox. Khi phần Import Wizard xuất hiện, nhấn nút Cancel. Chọn Start --> Run --> gõ "%appdata%\mozilla" --> Đổi tên thư mục Firefox cho giống lúc cài đặt --> Chép thư mục Firefox của máy tính cũ vào đây --> Mở lại Firefox, mọi thiết lập đã y như cũ.

Vĩnh Duy (Theo PCWorld)



Bình luận

  • TTCN (3)
phuong

yeu cau dup do

toi khong sao dung duoc internet mozilla firefox ? tai sao va chi cach cho toi voi .toi cam on

Án Bình Trọng

Bài viết hay lắm. Mình đã đổi được bộ máy tìm kiếm trên thanh address rồi. Khi cài 1 số chương trình, nó tự động cài đặt vào. Mình mong bài viết có thể chỉ dẫn nhiều thêm về about:config của Firefox.

Cao Nguyên  1

Cảm ơn bài viết! Mình cũng thấy như bạn Án Bình Trọng đó !