Cuối tuần trước, Google cho ra đời Knol để cạnh tranh với Wikipedia. Nhìn từ góc độ ứng dụng, Knol không có gì khác biệt với các sản phẩm có sẵn như Squidoo và Hubpages - đó là một nền tảng kiến thức dành cho các tác giả, bất cứ ai cũng có thể được cấp quyền để viết bài, tiếp nhận đóng góp và sửa bài của mình. Vậy tại sao Knol ra đời ?

Knol không nhằm vào Squidoo hay Hubpages, mà đích nhắm chính là Wikipedia, bách khoa toàn thư mở lớn nhất thế giới.

Google đang cần lợi nhuận

Wikipedia đã khẳng định được mình bằng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng của Alexa, chỉ sau các đại gia Yahoo!, Google, Microsoft và hai mạng xã hội MySpace, Facebook. Kết quả tìm kiếm của Google thường xuyên xuất hiện Wikipedia trong những vị trí đầu tiên. Tuy nhiên, do là một tổ chức phi lợi nhuận, Wikipedia từ chối mọi lời mời quảng cáo.

Trong khi đó, Google cần doanh thu để bành trướng giá trị của mình. Trước đây, Google News đã từng lưu trữ tin tức trên máy chủ của mình. Giờ đây, lưu trữ một nền tảng kiến thức (knowledge base) cũng không có gì lạ. Đó cũng là cách Knol mang lại lợi nhuận : các tác giả có thể tùy chọn đặt quảng cáo hay không. Tuy nhiên, nếu đặt quảng cáo, thì đó phải là quảng cáo của Google. Đương nhiên, rất nhiều tác giả sẽ chọn con đường đặt quảng cáo.

Thời điểm chín muồi

Không những từ chối đặt quảng cáo của Google, Wikipedia còn trực tiếp cạnh tranh với công cụ tìm kiếm của Google. Mùa hè vừa rồi, Wikipedia tung ra Wikia để tìm kiếm nội dung nguồn mở (nhưng sẽ có lợi nhuận). Không hẳn là Google lo sợ Wikia, nhưng dù sao cũng phiền toái khi Google phải đọc các bài báo giới thiệu "kẻ hủy diệt Google".

Năm 2005, Google Base được giới thiệu như là nền tảng quảng cáo mới. Tuy nhiên lúc đó các tờ báo lớn như The New York Times không ủng hộ. Giờ đây, Knol có thể là người em họ của Google Base với chiến lược hơi khác đi.

Không có gì mâu thuẫn. Hãy tiến lên !

Google tuyên bố nội dung của Knol sẽ được đối xử như bất kì trang nào khác mà không có sự ưu tiên nào (nghĩa là không có PR cao hơn). Nhưng điều này có lẽ hơi sai sự thật, vì khi chính Google cung cấp dịch vụ Knol, các trang này ắt sẽ có PageRank (PR) cao hơn, vì dù sao Google hoàn toàn quyết định PR.

Hơn nữa, Google thu lợi nhuận từ Knol, nên họ sẽ tìm cách để càng nhiều người vào Knol càng tốt. Mà ngày nay, "Google" đồng nghĩa với "tìm kiếm".

Cuộc chiến Wikipedia - Knol

Wikipedia phát triển nhanh do nhận được sự ủng hộ của cộng đồng vì hoạt động phi lợi nhuận. Về điểm này Google không thể cạnh tranh được, nên họ sẽ cạnh tranh bằng cách tận dụng sự đóng góp của các tác giả : ghi nhận công lao và chia lợi nhuận quảng cáo cho họ.

Chắc chắn không lâu nữa, sẽ có rất nhiều tác giả sao chép nội dung từ Wikipedia sang Knol. Về cơ bản, nội dung của Wikipedia là miễn phí, bất cứ ai có thể sao chép lại và dùng vào mục đích thương mại, miễn là ghi chú đầy đủ bản quyền của tác giả cũ (theo giấy phép GFDL). Nghĩa là bất cứ ai thấy một bài viết hay trên Wikipedia, họ có thể tự do sao chép sang Knol, và cùng lúc nhận được tiền từ các quảng cáo.

Như vậy, cuối cùng Google cũng tìm ra cách thu lợi từ Wikipedia. Nhưng liệu điều đó có giúp Google vượt qua khỏi giới hạn xưa nay ? Nhiều người cho rằng dù Knol có thành công, mọi người sẽ đánh giá thành công này theo cách khác trước đây. Nói vắn tắt, nếu Knol càng thành công, người ta sẽ càng e ngại Google như là người gác cổng và cung cấp nội dung.

Hải Nam (theo TechCrunch)




Bình luận

  • TTCN (6)
Nemo Nguyen  21665

Hic... dùng chiêu "người xem copy các bài viết, kiến thức hay... của WiKi sang Knol, sắp xếp lại tốt hơn..." hơi bị "thâm hiểm" đó.

Google có thể đổ thừa cho người dùng copy chứ ko phải họ và WiKi cho phép copy.

Minh Đăng

Chính Wikipedia cho phép copy thoải mái vì nó chọn giấy phép GFDL mà. Google, hoặc TTCN Wink muốn clone toàn bộ nội dung của Wikipedia.org cũng không có vấn đề gì.

Cái chính Google chờ đợi ở đây là người quản lý từng mục từ ở Knol sẽ cố gắng làm cho chất lượng của nó cao hơn ở Wikipedia, nhằm drive nhiều traffic hơn và mang lại nhiều lợi nhuận (từ quảng cáo). Mô hình kinh doanh của Knol kích thích lòng tham của người cộng tác, dẫn đến cả 2 cùng thắng. Lúc này Wikipedia cũng chẳng thiệt, vì nó sẽ có thêm traffic đến từ Knol.

Mà giấy phép GFDL của GNU có gì khác với giấy phép Creative Common Attribution nhỉ? Tôi thấy chỉ khác nhau ở chỗ một cái gọi là copyleft, một cái là copyright. ;D

Minh Đăng

Tôi vừa xem lại mô tả của GNU Free Document License (http://bit.ly/b3UXtC), nó tương tự với CC by-sa (Creative Commons Attribution - Share-Alike). Trong cái note số 9 có bài viết rất vui, chỉ trích GFDL:
[quote]article about the problem of printing just one wikipedia (GFDL) picture: http://notablog.notafish.com/index.php/2005/04/21/26-why-the-wikimedia-projects-should-not-use-gfdl-as-a-stand-alone-license-for-images|blog

Note that embedding the image into a magazine issue would likely require the whole issue to be licensed under GFDL or CC by-sa 2.0.[/quote]

Vấn đề về bản quyền đối với Knol là: nếu người dùng chỉ copy 1 bài từ wikipedia.org (dùng giấy phép GFDL) thì toàn bộ Knol cũng phải theo giấy phép GFDL :D. Thế này chắc Knol chọn dùng giấy phép GFDL luôn cho khỏe.

Hải Nam  30903

Wikipedia không có lợi, vì ở Knol sẽ chẳng có link nào đến nó, và khi tìm kiếm ở Google, trang Knol (có lẽ) sẽ nằm trên Wikipedia. Vì vậy Wikipedia thiệt hại nhiều.

GFDL khác CC-by ở chỗ GFDL yêu cầu các sản phẩm được phân phối lại phải sử dụng định dạng "mở", nghĩa là CC-by thoáng hơn GFDL.

Hải Nam  30903

Cái đó cũng được nói ở TDCN http://bit.ly/c2nnBC
Knol theo giấy phép nào đâu quan trọng. Google cần gì bận tâm đến nội dung của nó ;D

Minh Linh

Mình cũng có vài suy nghĩ về Google Knol vs Wikipedia

Quả thực là nhận xét về nó rất dài, mình đã có một hướng nhìn (có thể còn nhiều hạn hẹp) trên blog của mình để phân tích cuộc chiến này. Mong các bạn góp ý thêm nhé:
url: http://bit.ly/9S8SmN
_________
Xin hiểu rằng mình không có ý quảng cáo cho blog mình ^_^