Một người leo núi bị mất tích trong vùng núi bị bao phủ bởi sương mù đã được cứu thoát sau khi sử dụng chiếc điện thoại di động của mình để chụp lại hình ảnh quang cảnh xung quanh khu vực bị nạn và gửi đến đội cứu hộ.
Một người phụ nữ đang leo núi tại vùng núi Lake District (phía tây bắc nước Anh) đã bị lạc do mất phương hướng sau khi khu vực này bị sương mù bao phù.
Đội cứu hộ sau đó đã được huy động để tìm kiếm khu vực leo núi sau khi người phụ nữ này gọi điện về khu vực bến tàu, nơi cô đang gửi lại chiếc xe đạp của mình, và nói với các nhân viên tại đây cô đã bị lạc và sẽ về trễ.
Michael Blakey, trưởng nhóm tìm kiếm cho biết: “Cô ấy đã liên lạc với các nhân viên bến tàu để thông báo rằng mình sẽ về trễ. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy cô ấy đã bị lạc nên bến tàu đã liên lạc với cảnh sát. Đội cứu hộ lập tức được huy động”.
Tuy nhiên, người phụ nữ ở độ tuổi 50 này không thể cung cấp cho các nhân viên cứu hộ thông tin về vị trí mà cô đang ở.
“Thực sự rất khó khăn để tìm ra cô ấy nếu không có bất kì thông tin nào về vị trí. Do vậy chúng tôi đã yêu cầu cô ấy chụp 1 hình ảnh khu vực xung quanh cô ấy bằng điện thoại và gửi nó cho chúng tôi. ” - Blaykey cho biết thêm.
“Ngay khi nhận được hình ảnh, chúng tôi đã có thể xác định được vị trí mà cô ấy đang bị lạc. Chúng tôi đã cử 2 nhân viên cứu hộ đi vào hẻm núi mà cô ấy đang bị kẹt lại và họ đã tìm thấy cô ấy 90 phút sau”.
Người phụ nữ đến từ thị trấn Hertfordshire được các nhân viên cứu hộ tìm thấy khi đang ngồi trên 1 tảng đá, cho biết cảm thấy rất nhẹ nhõm sau khi gặp được các nhân viên cứu hộ. Cô ấy đã được các nhân viên hộ tống ra khỏi hẽm núi và đưa về trung tâm cứu hộ.
Đây không phải là lần đầu tiên có 1 nạn nhân bị lạc khi leo núi sử dụng hình ảnh chụp lại từ điện thoại để mô tả vị trí của họ cho các nhân viên cứu hộ.
Vào tháng 6 vừa qua, cũng tại khu vực leo núi Lake District, đội cứu hộ đã tìm thấy 1 người đàn ông bị ngã khi leo núi. 2 thanh niên ở độ tuổi 20 đã leo núi cùng nhau, cho đến khi 1 trong 2 người đã bị ngã từ độ cao hơn 25 mét, bị chấn thương ở đầu và tay.
Cả 2 đều không có bản đồ và không thể mô tả vị trí của mình khi gọi điện cho đội cứu hộ khẩn cấp. Tuy nhiên, sau khi sử dụng điện thoại di động và chụp lại hình ảnh của khu vực xung quanh nơi bị nạn, đội cứu hộ đã nhanh chóng xác định được vị trí của cả 2. Đội cứu hộ đã có mặt kịp thời và đưa người bị nạn đến bệnh viện.
Thực sự, những trường hợp kể trên vẫn được xem là may mắn, bởi lẽ vị trí họ bị nạn vẫn nằm trong khu vực còn sóng di động, và pin trên thiết bị di động của họ vẫn còn đủ để liên lạc và chụp ảnh để gửi về đội cứu hộ.
“Chúng tôi khyên những người leo núi nên mang theo bản đồ hoặc la bàn, đừng quá nên tinh tưởng vào hệ thống định vị trên điện thoại di động. Hơn nữa, điện thoại di động có thể mất sóng và hết pin bất cứ lúc nào” - Blakery cho biết.
Theo Dân Trí
Bình luận
Nếu ở VN thì chắc không may như vậy.
Nếu ở VN thì chắc không may như vậy.
may mắn.