http://c580513.r13.cf2.rackcdn.com/wp-content/uploads/2011/10/richard-stallman.jpg?9d7bd4

Khi biết tin Steve Jobs qua đời, ông Richard Stallman, người sáng lập và đồng thời là chủ tịch Quỹ phần mềm tự do (FSF) tuyên bố ông rất vui về điều này.

Toàn văn bài viết như sau (bài gốc):

Steve Jobs, người tiên phong trong ngành máy tính, tạo những thiết kế tuyệt vời để ngăn cản những đứa dại khờ đến với tự do [phần mềm], đã qua đời.

Cũng như Thị trưởng Chicago Harold Washington nói về vị tiền nhiệm Daley, “Tôi không vui mừng vì ông ấy chết, nhưng tôi mừng vì ông ấy ra đi mãi mãi.” Không ai đáng chết, cho dù là ông Jobs, hay ông Bill, hay cả những người phạm lỗi lớn hơn nữa. Nhưng chúng ta đáng được hưởng sự kết thúc của tầm ảnh hưởng xấu xa của Jobs trên lĩnh vực điện toán.

Tiếc thay, tầm ảnh hưởng đó vẫn tiếp tục, cho dù ông ta không còn đó. Chúng ta chỉ có thể hi vọng những người kế nghiệp ông ta sẽ kém hiệu quả hơn.

Ngay sau tuyên bố “lạnh lùng” này của Stallman, một làn sóng phản đối đã nổi lên. Không chỉ những “fan” của Apple, mà thậm chí một số người trong cộng đồng FSF cũng lên tiếng. Larry Cafiero, một người cổ động FOSS từ 5 năm nay, thành viên số 5030 của FSF, cũng lên tiếng từ bỏ FSF, kêu gọi lập một tổ chức mới cho cộng đồng nguồn mở.

Ông Joe Brockmeier, tổng biên tập của Linux.com thuộc Quỹ Linux cho biết, dù Stallman có buộc phải nói ông không thích sự ảnh hưởng của Jobs, ông có thể nói điều đó theo một cách khác, tôn trọng hơn. Chẳng hạn: “Tôi không thích tầm nhìn của Jobs, và tôi ước gì Jobs chọn phần mềm tự do. Tôi tiếc là không còn dịp để có một cuộc tranh luận với Jobs. Xin gửi lời chia buồn đến gia quyến.”

Đây không phải lần đầu vị sáng lập ra Quỹ phần mềm tự do có những tuyên bố “trái tai” như vậy. Một số người cho rằng ông có tầm nhìn vượt thời đại, có những tư tưởng mà người khác chỉ có thể hiểu sau đó vài chục năm. Nhưng nhiều người khác lại cho rằng, đã đến lúc Richard Stallman nhường chức chủ tịch cho người khác, hoặc cần có một tổ chức khác thay thế cho FSF.

Gần đây, FSF đã bỏ khá nhiều thời gian vào những chiến dịch mà cộng đồng mã nguồn mở không hài lòng. Đó không phải là các chiến dịch tuyên truyền cho mã nguồn mở, mà lại là các chiến dịch nói xấu đối thủ của mã nguồn mở như “Windows Vista xấu xa”, “Windows 7 tội lỗi” hay các chiến dịch nói xấu Apple, Amazon...

Tổng hợp.




Bình luận

  • TTCN (4)
Nguyen The Hao  11

Không hiểu nỗi

Tôi hoàn toàn không đồng ít với lời phát biểu của ông ta dù rằng ông đang tìm cách để mã nguồn mở phát triển. Không hiểu nỗi ông này có bị gì hay không nữa. Một người tài năng đến thế mà lại mừng khi ông ta ra đi. Dù cho Steve Jobs, Bill Gates là những người tiên phong trong việc phát triển mã nguồn đóng thì đã sao? Họ vẫn giúp nền công nghệ điện toán phát triển. Hãy thử tưởng tượng xem, một cộng đồng chỉ toàn là những người phát triển mã nguồn mở, phần mềm nào đa phần cũng dựa vào nhau thì còn đâu là sự phát triển nữa. Để phát triển, buộc lòng phải tồn tại ít nhất là hai thế lực đối lập nhau, đả khích nhau. Mừng vì thế giới phải chia tay một nhân tài à? Nực cười.

Lê Vũ  331

ông này không phải là người,dù bạn không quen người ta nhưng khi người ta mất thì cũng không ai nói vậy...

Phạm Huy Điệp  15

Nhìn mặt ông này là hiểu rồi, một người cực đoan đến phát cuồng

bbvc  31

Ông ta vui vì phần mềm mã nguồn mở có thể phát triển mạnh sau khi job chết chứ k phải vui vì job chết