Người Trung Quốc chắc chắn không hề kém, nhưng có một vài yếu tố mà làm cho cựu chủ tịch của Google Trung Quốc Kai-Fu Lee cho rằng rất khó để đất nước này sản sinh ra một thiên tài như Steve Jobs hay Zuckerberg.
Mới đây, người nổi tiếng của Google là Kai-Fu Lee trao đổi trong một talk show truyền hình rằng, Trung Quốc chưa sẵn sàng để sản sinh ra một doanh nhân với ý tưởng mang tính đột phá như Steve Jobs - CEO quá cố Apple, Mark Zukerberg - đồng sáng lập Facebook.
Xã hội Trung Quốc không dành nhiều hỗ trợ cho những thất bại
Và chỉ có một ngoại lệ tương xứng, đó là người đồng sáng lập công ty Tencent sở hữu mạng nhắn tin QQ (công ty dot com có doanh thu cao nhất Trung Quốc) – ông Pony Ma.
Vậy điều gì xảy ra với hầu hết những nhà sáng lập đầy ý tưởng ở Trung Quốc? Tại sao họ không có những phát minh mang tính tương lai như Steve Jobs hay Zuckerberg? Trước hết là ở Trung Quốc, tâm lí cộng đồng rất mạnh, mọi người có thể bắt chước rất giỏi thay vì làm khác nhau.
Thứ hai, luật bảo vệ về sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc chưa khuyến khích được sự sáng tạo, mặc dù Trung Quốc đang rất nỗ lực để khắc phục vấn đề này.
Nhiều doanh nghiệp nổi tiếng của Trung Quốc thường tập trung vào việc đi theo xu hướng của thị trường, thay vì là người tiên phong. Tại Trung Quốc, người tiên phong thường gặp bất lợi bởi sáng tạo của bản thân ngay lập tức bị bắt chước và sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước khó có nhiều cơ hội đột phá bởi các quy định rườm rà về hành chính.
Steve Jobs là người rất nổi tiếng, ở Trung Quốc các sản phẩm của ông như iPhone, iPad được tôn sùng, khi ông qua đời, hàng triệu blogger của Trung Quốc ngay lập tức truyền đi nhiều thông điệp xót thương, nhưng cái chết của Steve Jobs cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng: “Tại sao Trung Quốc không thể sản sinh ra một Steve Jobs của riêng mình”?, Kai-Fu Lee đưa ra lập luận của mình trên mạng Sina: Hệ thống giáo dục của Trung Quốc quá nhấn mạnh về sự kế thừa, do đó không khuyến khích các tư duy phản biện, chứ không phải người Trung Quốc không thông minh hoặc không có khả năng trở thành một người như Steve Jobs.
Những lập luận mà Lee đưa ra khá thuyết phục, nhưng một điều không thể phủ nhận là những đại gia công nghệ thế giới đang "loay hoay" ở Trung Quốc, do tại đây có quá nhiều đặc thù riêng.
Số liệu từ quý II/2011 của công ty Internet iResearch (Trung Quốc) cho hay, số người sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin trên Baidu chiếm 75,5% thị phần thị trường tìm kiếm Trung Quốc, trong khi đó thị phần của Google là 19,8% và Bing của Microsoft chỉ chiếm có... 3% thị phần tại thị trường đông dân này.
Thêm nữa, gã khổng lồ Ebay đã nếm "trái đắng" khi liên tục đầu tư 30 triệu USD vào thị trường Trung Quốc năm 2002 và 150 triệu USD vào năm 2003, mua trang đấu giá Eachnet của Yibao Shao và đổi tên thành Ebay Eachnet với tham vọng bành trướng Trung Quốc theo cách mà họ làm ở Mỹ. Những thất bại sau đó đã khiến Ebay Eachnet phải đóng cửa và phải giao quyền điều hành cho cổng điện tử Tom.com của Hồng Kông dưới dạng một liên doanh.
Mặc dù vậy, có thể nói rằng các hãng như Baidu, Alibaba... đều có được sự thành công của mình nhờ vào việc học hỏi rất nhiều, từ mô hình hoạt động có trước đó của các công ty Mỹ hay các hãng công nghệ lớn khác trên thế giới.
Kai-Fu Lee là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới chuyên gia công nghệ của Trung Quốc, ông đã từng giữ chức Chủ tịch bộ phận Google Greater China trước khi rời khỏi Google vào năm 2009 để xây dựng sự nghiệp riêng.
Ông Lee đã công bố chi tiết về quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 115 triệu USD có tên gọi Innovation Works để giúp đỡ các doanh nhân Trung Quốc.
Trong một phát biểu, ông cho rằng người sáng lập ra các xu hướng cần có 3 đặc điểm quan trọng đó là niềm đam mê, khát khao thành công và sự am hiểu mạnh mẽ các lĩnh vực mà họ đang theo đuổi.
Quỹ mạo hiểm của Lee đã thu hút nhiều đại gia công nghệ khác như Steve Chen – đồng sáng lập Youtube, công ty Foxconn, The Legend Holdings – nhà sản xuất PC số 1 Trung Quốc và tập đoàn WI Harber Group.
Theo VTV
Bình luận
đất nc độc tài thì làm sao sản sinh ra con ng vĩ đại dc ?
TQ làm gì thì làm chứ đường ngó vô vn là được rùi
tìm vàng trong đống shit bự
Trước mình cũng đọc 1 bài tương tự trên này rồi. Đã thấy vớ vẩn nhưng ngại comment. Nhưng giờ lại thêm bài nữa. Trung Quốc sao lại so sánh với Mỹ chứ Phải biết mình là ai chứ. Thối không thể ngửi nổi
Sai chính tả nhiều quá
Mấy bác người Bắc viết bài cẩn thận: toàn sai s với x, ch/ tr; gi với d.
Bài trên chỗ nào cũng "bắt trước", biên tập viên đâu không thấy sửa thành "bắt chước" nhỉ?
Chào bạn, mình đã chỉnh lại. Về phần chính tả sai nhiều quá thì không có điều đó, chỉ có trường hợp ở chữ bắt chước thành bắt trước thôi. Mỗi vùng mỗi miền có cách đọc khác nhau, nam bắc không phải ai cũng đúng cả. Hãy nhớ rằng ngôn ngữ Việt chuẩn là ở Hà Nội bạn nhé, người gốc Hà Nội đọc rất chuẩn, họ là những người Bắc đó!
Em có ý kiến tí.
Bác Trung sai thì nên chấp nhận là mình sai. Bác "Cắt Bê Tông" chỉ nói là bác viết sai chính cả chứ k đề cập đến cách đọc khác nhau gì cả. Bác tự hào nói là người Hà Nội đọc "rất" chuẩn nhưng viết chính tả vẫn sai như thường. Bác nên rút kinh nghiệm thì hơn.
Chào bạn, những lỗi sai này của phóng viên báo VTV chứ không phải mình nhé, hãy xem lại ở cuối nội dung bài viết. Mình không viết sai thì sao mình phải nhận? Mình chỉ nêu quan điểm về việc bạn Cắt Bê Tông nói người Bắc viết sai chính tả thôi! Thân.