Để đạt được đến thành quả này là cả một bước tiến dài, dù rằng cha đẻ của ICANN lẫn VNNIC đều cho rằng chuyển đổi sang IPv6 là cần thiết, và các thiết bị đã hỗ trợ IPv6 từ rất lâu.
Tuy nhiên, vẫn có thể có một trục trặc nhỏ nếu bạn dùng phần mềm quá cũ. Lí do là các hệ thống DNS dùng giao thức nguyên thủy chỉ hỗ trợ các gói tin không vượt quá 512 byte. Với IPv4, việc gửi địa chỉ của 13 máy chủ DNS gốc đã chiếm đến 400 byte trong gói tin này, nên khi bổ sung thêm địa chỉ IPv6 sẽ làm cho kích thước gói tin lớn hơn 512 byte. Trong trường hợp này, hệ thống máy chủ DNS gốc sẽ cố gắng gói gọn nội dung trong 512 byte, đồng thời đánh dấu rằng dữ liệu đã bị “xén bớt”. Thường thì các hệ thống sẽ hiểu thông báo này, và chuyển sang dùng TCP hay cho UDP để gửi lại yêu cầu.
Một sự cố khác có thể xảy ra nếu bạn thiết lập firewall chặn các gói DNS lớn hơn 512 byte. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp.
Hải Nam (theo Arstechnica)
Bình luận
theo như mình đọc trên báo echip thì FPT đã sẳn sàng chuyển qua IPv6, vậy khi chuyển qua tốc độ đường truyền có tăng hay là chỉ là một giải pháp để thoát khỏi tình trạng cạn kiệt IPv4. liệu cái này có tốn chi phí cho người dùng ko nhỉ?
Tốc độ đường truyền vẫn vậy thôi, nhưng tránh tình trạng cạn kiệt địa chỉ IP. Giống như việc đổi số điện thoại ấy mà Thực ra IPv6 đã sẵn sàng từ lâu, được hỗ trợ trong tất cả thiết bị và phần mềm mới. Bạn thử gõ lệnh ifconfig là thấy ngoài địa chỉ inet còn có inet6 là IPv6. Các ISP chưa chuyển vì... chẳng ai kêu họ chuyển cả, chứ muốn chuyển là chuyển được thôi, chỉ mất thời gian một chút.
Thực ra muốn chuyển thì phải chuyển đồng loạt trên toàn thế giới. Bên cạnh cũng phải triển khai giải pháp để IPv4 vẫn tiếp tục hoạt động bên cạnh IPv6. Không phải tất cả các router điều tương thích IPv6. Vấn đề chuyển đổi sẽ gây tốn kém chứ không chỉ đơn thuần là một cái phẩy tay.
IPv6 có thể làm chậm tốc độ hơn so với IPv4. Ví dụ đối với ứng dụng VoIP, với IPv4 bạn chỉ cần 40 octets cho packet header. Chuyển sang IPv6 số header này tăng lên đáng kể, và trong một gói VoIP thì số data truyền chủ yếu là các octets header này chứ không phải là thông tin voice. Ở một góc độ nào đó, là lãng phí. Nhìn trong tổng thể thì vèo một cái cả Internet phải truyền thêm một lượng lớn các header này.
Hiện các router đại đa số đều tương thích IPv6, nhưng người ta e ngại chuyển đổi vì chỉ một sai sót nhỏ thôi có thể ngay lập tức gây rối loạn Internet. Mọi thứ đều có thể kiểm tra được, nhưng việc dùng IPv6 lại không thể "thử" được.
Về VoIP thì không rành lắm, nhưng vấn đề header cũng không quan trọng lắm đâu, vì thí dụ dùng các giao thức chuyển mạch nhãn sẽ không gặp vấn đề gì. Còn với các gói tin TCP/IP nhỏ, nó tồn tại các giải thuật nén (header compression), nén tốt thì từ 160 bit xuống còn tầm 30 bit thậm chí thấp hơn. Nội dung mấy cái header này lâu ngày quên ráo trọi rồi, chỉ nhớ là nếu không có option thì 20 byte cho TCP, 20 byte cho IP. Khi chuyển sang IPv6 thì có tăng lên một ít (một ít thôi), vì nhiều tùy chọn ít dùng đã bị loại bỏ. Thành ra header của IPv6 lớn không đáng kể so với IPv4 Ngoài ra, tốc độ xử lí một packet không những tùy thuộc vào độ lớn header mà còn phụ thuộc độ phức tạp của nó. Tôi chưa đọc được tài liệu nào so sánh hai cái này (thực ra là chỉ mới đọc một vài tài liệu về IPv6 mấy năm trước :p), nhưng đúng là rất có thể IPv6 chậm hơn tí chút.
Tuy nhiên, cũng giống như số điện thoại, dù không ai muốn , dù nó cồng kềnh hơn, nhưng nó vẫn cứ tăng, từ 7 số rồi 8, 9, 10 và giờ là 11 số.