Vừa qua, chính phủ Mĩ đã thông qua quyết định kéo dài thời gian cho một ủy ban chịu trách nhiệm về việc điều tra, đánh giá vấn đề mua lại 3Com bởi Huewei, một tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc. Nguyên nhân của sự điều tra này là do chính phủ Mĩ lo sợ các vấn đề đe dọa an ninh mạng gây ra bởi các các hacker Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo của 3Com đang đau đầu vì sự can thiệp của chính phủ Mĩ vào việc giao dịch của họ với Bain Capital. Mối giao dịch trị giá 2,2 tỉ USD này (thực chất là sự mua lại 3Com) đang có nguy cơ bị hủy và it nhất ở thời điểm này thì nó đang bị đình lại trong khoảng thời gian vài tháng vì chính phủ Mĩ đã ra quyết định tăng thêm thời gian cho một ủy ban điều tra về các điều khoản trong hợp đồng và các vấn đề về vốn đến từ bên ngoài.
Nguyên nhân rắc rối chủ yếu đối với hợp đồng này là do có sự có mặt của Huawei trong thành phần góp vốn mua lại 3Com. Phần trăm vốn của Huewei trong cuộc giao dịch này lên đến 16,5%. Và bởi vì, hiện tại, một phần lớn các thiết bị mạng lưới thông tin và các giải pháp kĩ thuật cho chính phủ Mĩ là được cung cấp bởi 3Com. Điều này đã thu hút sự chú ý của giới chức Mĩ và thổi bùng lên thành một mối lo sợ cho một khả năng về vấn đề tình báo thông tin đứng đằng sau cuộc giao dịch thương mại này.
Trong tháng 10/2007, một nhóm dân biểu Mĩ đã đưa ra lời yêu cầu giới chức nước này phải hủy bỏ cuộc giao dịch. Họ đã viện dẫn ra lí do rằng "cuộc giao dịch có dính dáng đến Huawei sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia" để thuyết phục chính phủ phải có biện pháp ngăn chặn. Và quả nhiên, những lời cảnh báo này đã được giới chức Mĩ quan tâm.
Trong năm 2007, Trung Quốc bị nghi ngờ là có nhiều tội phạm mạng đã tiến hành tấn công các website thuộc chính phủ các nước Đức, Úc, New Zealand, lầu năm góc và rất nhiều website quân sự của Mĩ. Chính phủ Anh gián tiếp thông qua dịch vụ tư vấn của MI5 đã thông báo đến 300 lãnh đạo cao cấp và quản lí an ninh mạng của các công ti, doanh nghiệp rằng họ có thể là mục tiêu tấn công phá hoại từ internet của các hacker Trung Quốc.
MacAfee, nhà cung cấp phần mềm bảo mật lớn tại Mĩ, đã cho biết chính các hacker Trung Quốc là thủ phạm của ít nhất 4 đến 5 vụ tấn công nghiêm trọng nhằm vào chính phủ Mĩ trong năm 2007. Một báo cáo của lầu năm góc trong năm 2007 đã cảnh báo chính quyền Bush rằng chính phủ Trung Quốc đã tiến hành chấn chỉnh cơ quan chịu trách nhiệm về các hoạt động phát triển "con ngựa thành Tơ-roa" nhằm thâm nhập vào các mạng thông tin quốc gia.
Các dân biểu Mĩ đã giải thích rằng sẽ rất nguy hiểm nếu trao "chìa khóa" cho chính phủ Trung Quốc để rồi phải gánh chịu nguy cơ bị tấn công vào các mạng lưới an ninh quốc phòng bởi các hacker Trung Quốc. Hơn nữa, chính các công nghệ mà 3Com, đến lượt mình, giúp cho chính phủ Trung Quốc xây dựng một hạ tầng mạng thông tin an toàn, hiệu quả sẽ đủ để có thể tạo điều kiện "thao luyện" cho các cuộc tấn công trên mạng
trở nên tinh vi hơn trước.
Thời hạn kéo dài cho cuộc điều tra đã được đưa ra là 45 ngày. Sau khi tham khảo ý kiến của công chúng, ủy ban này sẽ đưa ra đánh giá và có thể sẽ đưa ra hai giải pháp để có thể tiếp tục thương vụ trên: Giải pháp thứ nhất là yêu cầu phía Huawei giảm một cách đáng kể số vốn đóng góp của mình trong việc mua lại 3Com hoặc giải pháp thứ hai là buộc phải đặt ra ngoài giao dịch đối với công ti TippingPoint, một công ti con nằm trong 3Com chuyên thực hiện các hợp tác trang thiết bị với chính phủ và quân đội.
Có vẻ như giải pháp thứ hai sẽ được ưu tiên lựa chọn bởi đây cũng chính là giải pháp đã
được thực hiện khi Acatel (Pháp) tiến hành mua lại Lucent (Mĩ). Ở vào thời điểm đó, Lucent đã phải từ bỏ tất cả các hoạt động của mình liên quan đến việc cung cấp các thiết bị cho bên quân sự để việc giao dịch với Acatel được thành công. Mặc dù vậy, từ năm 2003, 3Com và Huewei đã có những hợp tác chặt chẽ với nhau thông qua một công ti liên doanh của họ (H3C) mà không hề gặp trở ngại nào đến từ hai phía.
Tuy nhiên, kể từ nay, tất cả các chi tiết trước kia sẽ xem xét lại và có thể sẽ khiến cho sự giao dịch gặp khó khăn. Một số quan chức Mĩ còn cho rằng Huawei có liên quan đến các vấn đề tình báo thông tin đối với Fujitsu (Nhật) và Cisco Systems trong khoảng thời gian những năm vừa qua. Ngoài ra Huewei còn có những mối quan hệ với chính phủ Taliban ở Afghanistan và tiếp sau đó là việc họ tiến hành xây dựng một mạng cáp quang tại Iraq ngay trong thời gian chiếm đóng của quân đội Mĩ tại quốc gia này.
Thành Việt (theo JournalDuNet)
Bình luận