Các nhà sản xuất TV lớn trên thế giới dường như đã quay lưng lại với TV 3D tại Hội chợ triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2012. Không ít người tự hỏi phải chăng HDTV 3D chỉ là một thứ mốt nhất thời?
Không lụi tàn nhưng cũng không “nở rộ” như tại CES năm ngoái, tại CES 2012 này, chỉ một số rất ít các hãng như Sharp, LG, Toshiba mạnh dạn trình diễn các mẫu TV 3D mới của mình. Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao TV 3D lại sớm bị hờ hững như vậy?
Có rất nhiều yếu tố khiến TV 3D không thể gây “sốt” tại triển lãm lần này, một đó là sự thiếu hụt của nội dung 3D; thứ hai, công nghệ chưa phát triển đủ nhanh và thứ ba là việc thiếu những công nghệ HDTV hấp dẫn hơn để các nhà sản xuất TV thúc đẩy sự phát triển của 3D.
Các hãng sản xuất TV lớn bao gồm LG, Panasonic, Samsung, Sony và Vizio đều tỏ vẻ quan tâm hơn đến 2D tại triển lãm CES lần này. Thay vì trình diễn công nghệ 3D mới, các hãng lại tập trung quảng bá cho công nghệ màn hình OLED mới, giới thiệu các dịch vụ phân phối nôi dung mới, các tính năng và ứng dụng dành cho TV.
Theo PCWorld, sự thật là 3D chưa lụi tàn và công nghệ này chỉ đang bước vào thời kì “ngủ đông”. Chưa thể lí giải hết nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng này nhưng trong thời gian tới (khoảng 1 đến 2 năm), 3D sẽ tạm thời lui vào “hậu trường”. Nhưng đừng quá lo lắng, 3D sẽ quay trở lại và khi đó, nó sẽ hơn cả mong đợi.
3D - Tình thế tiến thoái lưỡng nan
Trong hai năm qua, công nghệ 3D đã gây nhiều chú ý với sự thành công ở nhiều mức độ khác nhau của các nhà sản xuất HDTV. Đối với các nhà sản xuất, 3D rõ ràng là một tính năng hấp dẫn về nhiều mặt. Thứ nhất, 3D mang lại cho người tiêu dùng một lí do để nâng cấp chiếc HDTV của họ. Thứ hai, một khi các nhà sản xuất TV đã phát triển công nghệ 3D, họ có thể thêm tính năng 3D vào những sản phẩm TV của họ với chi phí sản xuất thấp hơn - nhưng giá thành lại cao hơn. Và thậm chí nếu bạn là một công ty điện tử tiêu dung lớn như Panasonic, bạn còn có thể lợi dụng những chiếc TV 3D này để bán camera 3D và thúc đẩy doanh số smartphone lẫn máy tính bảng.
Nhưng những gì đã diễn ra trong vài năm qua là gì? Đó là các cấp độ chất lượng hình ảnh 3D mà các nhà sản xuất HDTV lớn mang lại được đánh giá nhìn chung là tốt nhưng không hoàn hảo như mong đợi. Điều này khiến họ gặp khó khăn khi bán sản phẩm cho những người tiêu dùng HDTV 3D hiện tại, những người vốn chấp nhận bỏ ra một số tiền không nhỏ và biện minh cho việc mua một chiếc HDTV 3D sẽ góp phần nâng cao chất lượng hình ảnh.
Không giống với những phần công nghệ khác mà ở đó, chip nhanh hơn và laptop ngày càng siêu mỏng hơn, với 3D, công nghệ lại không phát triển đủ nhanh để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Trở ngại từ những cặp kính cồng kềnh
Cả công nghệ kính 3D thụ động và trập hình động đều đã đi vào ổn định. Sự xuất hiện của 3D thụ động đã từng gây chú ý lớn tại CES năm ngoái và 3D trập hình động đã làm nên điều tương tự trong năm trước đó. Nhưng có vẻ như chúng ta sẽ thấy các bản nâng cấp chủ yếu dành cho năm tới hoặc xa hơn, đó là những cặp kính gọn nhẹ hơn, các tính năng xử lí hình ảnh nhỏ hơn. Chính vì vậy, các nhà sản xuất TV đã ồ ạt tung ra các loại màn hình 3D không cần kính. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn phù hợp nhất cho các thiết bị có màn hình nhỏ như máy chơi game cầm tay Nintendo 3DS và điện thoại HTC Evo 3D, LG Optimous 3D.
Chặng đường tiến triển của 3D diễn ra rất chậm chạp và điều đó không cho những người mua HDTV lí do để mua một thứ gì đó liên quan đến công nghệ này. Không một nhà sản xuất TV nào tại CES dám tuyên bố sẽ có một bước tiến 3D đáng kể xuất hiện trong năm 2012.
Nội dung - Câu hỏi khó
Điều gì sẽ giữ 3D tồn tại? Câu trả lời khá đơn giản: đó chính là nội dung. Ngay cả những người yêu thích 3D nhất cũng sẽ phải thừa nhận rằng nếu ngành công nghiệp TV muốn bán được nhiều TV 3D kính 3D và đầu Blu-ray 3D hơn, họ phải tăng cường số lượng nội dung 3D.
Tin xấu là các công ty như Samsung, LG, và Vizio không thể đứng ra cáng đáng được toàn bộ việc này. Họ là những nhà sản xuất công nghệ chứ không phải là những nhà sản xuất trong lĩnh vực giải trí. Hầu hết các nỗ lực mà những hãng sản xuất TV phải làm là cố gắng đạt được thêm những thỏa thuận nhằm đưa nhiều kênh nội dung 3D vào các tính năng Smart TV của họ. Tuy nhiên, tại CES lần này, cả Samsung và LG lại đều tập trung vào công nghệ màn hình OLED sắp tới của họ và hàng loạt ứng dụng, thiết bị mới.
Mặt khác, Sony và Panasonic đều kinh doanh cả lĩnh vực giải trí lẫn công nghệ. Sony có PlayStation 3, có thể chơi game 3D và còn có một vị trí đáng nể trong lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh. Panasonic cũng gây dựng được tên tuổi ở Hollywood và cung cấp nhiều camera 3D chuyên nghiệp được sử dụng để làm phim và các chương trình thể thao dưới dạng 3D. Không giống như các nhà sản xuất HDTV lớn khác, Sony và Panasonic có thể đầu tư hơn vào việc sản xuất nội dung 3D để mở rộng đối tượng khách hàng của họ.
Tại CES lần này, cả Sony và Panasonic đều nói về việc họ đang đặt cược lớn vào 3D trong năm tới nhưng không nhất thiết phải là 3D trong những chiếc TV.
Đưa 3D vào Smart TV trong năm 2012
Những chiếc TV thông minh (Smart TV) được kết nối Internet sẽ là một bước tiến lớn đối với HDTV trong vòng hai năm qua. Nhưng thay vào đó, những người đam mê HDTV đã quá chán ngán với các tính năng 3D thì liệu những người tiêu dùng bình thường có còn thích chúng hay không.
Tại CES năm nay, điểm nhấn đáng chú ý là về những chiếc TV thông minh có thể chuyển nội dung và có các ứng dụng. Samsung và LG đang trưng bày tại triển lãm này những mẫu Smart TV có thể chạy các ứng dụng như game cũng như kết nối với các dịch vụ phim và truyền hình trực tuyến như Netflix. Lenovo thì đang giới thiệu một mẫu TV sử dụng hệ điều hành Android 4.0 với công nghệ nhận dạng giọng nói và xử lí ngôn ngữ tự nhiên.
Số lượng người mua TV 3D tiềm năng sẽ tăng với tốc độ chậm nhưng ổn định, lí do là ngày càng có nhiều nội dung 3D tốt hơn có mặt trên đĩa Blu-ray, các kênh video trực tuyến và các chương trình phát sóng trực tiếp. Tuy nhiên, 3D khó có thể trở lại theo một cách “sôi động” tại CES trừ khi diễn ra một thay đổi lớn trong lĩnh vực công nghệ HDTV.
Cả công nghệ màn hình OLED và công nghệ màn hình Crystal LED của Sony sẽ cải thiện khả năng của một chiếc HDTV trong việc hiển thị các hiệu ứng 3D. Công nghệ 3D không cần kính sẽ tiếp tục phát triển khi các nhà sản xuất tìm kiếm những cách khác nhau nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến góc nhìn.
Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên nếu được chiêm ngưỡng một mẫu TV 3D không kính hoàn hảo xuất hiện tại triển lãm CES năm sau, một mẫu TV 3D đắt ngoài sức tưởng tượng trong năm 2014 và một mẫu TV 3D đắt tiền nhưng hợp lí trong năm 2015. Các nhà sản xuất TV lớn trên thế giới dường như đã quay lưng lại với TV 3D tại Hội chợ triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2012. Không ít người tự hỏi phải chăng HDTV 3D chỉ là một thứ mốt nhất thời?
Theo Dân Trí/PCWorld
Bình luận