Người đó chắc chắn phải xem lại lập trường của mình khi nhìn vào những con số ấn tượng của “gã khổng lồ” chip Intel trong những năm vừa qua.

Tăng trưởng doanh thu hàng năm của Intel đạt khoảng 20 tỉ USD trong hai năm gần đây. Năm 2011, lần đầu tiên hãng vượt ngưỡng 50 tỉ USD doanh thu hàng năm, phá vỡ kỉ lục 40 tỉ USD năm 2010. Hai năm đỉnh cao tiếp nối thời kì đầy khó khăn của Intel, khi năm 2009, doanh số bán hàng của hãng tụt từ 37 tỉ USD năm 2008 xuống còn 35 tỉ USD. Tuy nhiên, đây mới là điểm rõ ràng: Intel tiếp tục là thế lực phát triển đáng kể trong hệ sinh thái công nghiệp được cho là đang suy giảm.

Đầu tháng 1/2012, các chuyên gia từ hai hãng phân tích thị trường Gartner và IDC đều công bố năm tồi tệ thứ 2 trong lịch sử doanh số máy tính, chỉ xếp sau năm 2001 ảm đạm khi thế giới bị bao vây bởi bong bóng dotcom, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu bùng nổ và suy thoái kinh tế nói chung. Kết quả này phù hợp với dự báo chi tiêu công nghệ thông tin thất vọng trên toàn thế giới của hai công ty trước đó.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Intel lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Doanh số bán hàng trong mảng trung tâm dữ liệu – chip bán cho các công ty xây dựng máy chủ để kiểm soát dữ liệu và ứng dụng trên Internet – tăng 17% hàng năm, đạt đỉnh 10 tỉ USD. Ngay cả khi mảng máy tính cá nhân (PC) thụt lùi, doanh số bán hàng trong mảng khách hàng PC cũng tăng khoảng 5 tỉ đô hàng năm, đạt đỉnh 35 tỉ USD.

Kết quả kinh doanh thần kì trong thời suy thoái của Intel chính là nhờ vào sức mạnh liên tục được củng cố tại các thị trường mới nổi. Như Tổng giám đốc Intel – Paul Otellini phát biểu trong cuộc gặp với các chuyên gia phân tích hôm 19/1, thị trường mới nổi, nơi thu nhập hộ gia đình được cải thiện tới điểm người tiêu dùng có khả năng mua chiếc PC đầu tiên, đã chiếm 2 trong mỗi 3 nhu cầu mua bộ vi xử lí gia tăng. Điều đó đồng nghĩa cứ mỗi ba chip được bán mới trong một năm, có hai được bán tại thị trường mới nổi. Doanh số bán PC tại Trung Quốc, theo tính toán của Intel, tăng 15% và tỉ lệ tiếp cận máy tính của các hộ gia đình mới dừng ở 35%, vẫn còn nhiều không gian để phát triển. So sánh với thị trường Mỹ, nơi tỉ lệ tiếp cận đã lên tới 90%, gần như mỗi người muốn mua máy tính đều đã có một chiếc. Con số này tại Ấn Độ và Indonesia lần lượt là 22% và 37%.

Một điểm nữa chứng minh sức mạnh của Intel chính là 12,5 tỉ USD chi phí vốn trong năm 2012, gấp đôi năm 2011cho 4 nhà máy chip mới: một tại Oregon, một tại Arizona, Trung Quốc và Isarel. Bốn nhà máy khi hoàn thành sẽ chế tạo chip dựa trên công nghệ mới nhất, có bóng bán dẫn và các yếu tố khác với kích cỡ chỉ 14-nanometer, hay 1/5 kích thước của một tế bào virus điển hình. Intel làm được điều đòi hỏi quy mô tài chính cực lớn, trong khi các công sản xuất chip khác từ lâu đã từ bỏ nhà máy riêng và nhờ cậy việc sản xuất cho các công ty khác.

Intel bị chỉ trích vì không chinh phục công nghiệp điện thoại thông minh (smartphone) hay máy tính bảng (tablet) như thời kì những năm 1990, khi hãng “uốn” công nghiệp PC theo ý chí của mình. Có lập trường cho rằng Intel không còn sáng giá như 5 năm trước, và sự hiện diện của hãng trong điện toán cá nhân tương lai – smartphone và tablet – là tất cả những bằng chứng cần để kết tội Intel. Một cách công bằng, smartphone và tablet vẫn đang trên đà phát triển, Intel cũng bắt đầu cho thấy tiến bộ đầy hứa hẹn, dù rất khó đánh bật sự hiện diện rộng rãi của chip dựa trên cấu trúc ARM hiện nay. Tuy nhiên, không dễ bắt lỗi Intel khi những con số ở trên đã chứng minh rõ ràng Intel đang trong thời kì đỉnh cao của mình.

Theo ICTnews




Bình luận

  • TTCN (0)