OLPC (One Laptop Per Child) là một dự án khởi nguồn từ các giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện Công nghệ Massachusset (MIT) và sau đó đã thu hút sự tham gia của rất nhiều hãng sản xuất máy tính, phần mềm danh tiếng.
Tháng 11/2007, dự án đã giới thiệu chiếc máy tính xách tay giá rẻ đầu tiên của mình mang tên XO. Tuy nhiên, giá thành của chiếc XO này hiện giờ đã lên đến gần gấp đôi so với dự tính ban đầu (giá hiện giờ của chiếc XO được công bố là 188 USD).
Một quyết định mới đây của OLPC đã thật sự gây bất ngờ đối với dư luận: Thành lập một chi nhánh OLPC tại Mĩ với mục đích là "đưa những chiếc máy tính giá rẻ này đến tay của những trẻ em nghèo nước Mĩ".
Hiện giờ chi nhánh OLPC này tại Mĩ đang xúc tiến làm việc với chính quyền các bang của nước Mĩ vì việc phân phối XO của OLPC được biết đến theo nguyên tắc hướng quốc gia (state-centric) và các quan chức của tổ chức này cho biết đến cuối năm 2008, những chiếc máy tính XO này sẽ chính thức được đưa đến tay các trẻ em nghèo nước Mĩ.
Trong một đoạn video phỏng vấn đặt tại website của OLPO, vị chủ tịch của tổ chức này, giáo sư Negroponte đã nói: "Năm 2008 sẽ là một thay đổi lớn đối với chúng tôi bởi vì cho đến giờ chúng tôi có vẻ luôn giống như là một nhóm khủng bố đang đe dọa làm những "điều gì đó" và hay đưa ra những lời tuyên bố to tát "
"Năm 2008 cũng là năm mà chúng tôi thực hiện việc khai hóa văn minh chứ không phải là tiến hành những cải cách và chúng tôi thực tế là đang phân phối rộng khắp những chiếc máy tính xách tay trong phạm vi nhiều quốc gia"
Ban đầu, OLPC không hề "nghĩ đến việc" nước Mĩ có thể có tên trong dự án bởi một lẽ đơn giản là những người thuộc diện khó khăn ở Hoa Kì vẫn còn sung túc hơn nhiều so với những người dân nghèo ở các quốc gia khác. Và cũng chính Negroponte đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với IDG News rằng người dân nước Mĩ chi hàng năm khoảng 10 000 USD cho một đứa trẻ ở bậc tiểu học trong khi con số đó ở Bangladesh chỉ là 20 USD.
Tuy nhiên, Negroponte đưa ra ba lí do cho sự kiện này: "Chúng tôi làm vậy là trước hết muốn thể hiện lòng yêu nước, ở đất nước chúng tôi cũng có những trẻ em nghèo. Chúng tôi muốn tăng cường số lượng máy tính lên để tạo ra sức ép có được nhiều hơn nữa các phần mềm dành cho dòng máy XO này. Cuối cùng, chúng tôi mong muốn rằng những đứa trẻ ở Mĩ có thể giao tiếp (nhờ máy tính) với những đứa trẻ ở các quốc gia đang phát triển khác và mở ra chân trời rộng lớn cho chúng"
Và Negroponte nhấn mạnh thêm "sẽ thật nực cười nếu như những chiếc máy tính được sản xuất ra từ nước Mĩ lại không thể hiện diện ở nước Mĩ".
Thành Việt (tổng hợp)
Bình luận
Tôi nghĩ tiêu đề bài viết này dùng từ "ve vãn" không được tốt lắm.
Trong bài blog, ngoài thông tin khách quan còn có một phần ý kiến chủ quan của người viết. Đặt một tiêu đề mang hàm ý mỉa mai như vậy, cho thấy TTCN (hoặc ít nhất là người viết blog) không có thiện cảm với OLPC.
Cá nhân tôi cho rằng OLPC xứng đáng được TTCN ủng hộ, dù thỉnh thoảng họ có những bước đi ngoài dự kiến (nhưng không chắc là chúng ta hiểu hết những hàm ý trong hành động của họ). Nên khi viết về dự án này, TTCN nên viết theo hướng có cảm tình với họ, hơn là chê trách (tưởng tượng một người đọc lướt tin, chỉ đọc cái tiêu đề thì họ đã có thêm chút suy nghĩ tiêu cực về OLPC).
@Tác giả: cho dù là một bài tổng hợp, cũng nên đưa một vài nguồn tin chính để tăng độ tin cậy.
@ Minh Đăng : đồng ý với bạn là mọi cái cần phải khách quan nhìn nhận. Nhưng nếu bạn nhớ lại rằng TÔN CHỈ ban đầu của OLPC là khác hoàn toàn so với những gì họ đang làm. Nếu muốn làm như bây giờ, sao không tuyên bố tách hẳn OLPC ra, tại sao lại phải để một dự án nhân đạo như thế dính vào chuyện bùng xung này?
Và nều bạn để ý những mâu thuẫn gần đây. Khi Intel rũ áo ra đi, người đứng đầu OLPC đã chỉ trích rất nặng nề, rồi ngay sau đó, cũng ông này lại nói rằng "mở rộng vòng tay đón Intel quay trở lại" và ông ta biện bạch rằng lí đo Intel đưa ra khi Intel ra đi là không đúng (OLPC không ép Intel bỏ Classmate, vậy ta tin ai đây?). Rồi gì nữa? Một trong những người sáng lập ra OLPC cũng phải tách nhóm để cho dự định những chiếc laptop 75 USD.
Quan trọng hơn cả là trong những lời phát biểu của vị chủ tịch OLPC, người nghe luôn cảm thấy có sự mâu thuẫn.
Giờ đây, OLPC không còn là OLPC của ngày xưa nữa! Nếu là OLPC của dân nghèo, nó xứng đáng được cả thế giới hoan nghênh. Nhưng nếu nó không còn là nó nữa thì chuyện nó nhận được những ý kiến trái chiều là điều dễ hiểu, đúng không bạn?
Tuy nhiên, cũng tránh để người đọc có thể bị "dẫn dắt" bởi cái tiêu đề không thực sự ủng hộ OLPC, tôi xin đổi lại tiêu đề từ "OLPC quay sang "ve vãn" trẻ em Mĩ" thành "OLPC chuyển hướng sang thị trường Mĩ".
Cảm ơn bạn vì những góp ý chân thành.
Regards.
@ Trung: Vì đây là bài tổng hợp nên nếu đưa các link dẫn cho người đọc, người đọc không đọc hết đầy đủ các link dẫn đó sẽ cho rằng bài báo "sai". Quả thực để viết bài tổng hợp này, T.V. đă mất khá nhiều công đọc các nguồn tin từ các trang như Vnunet [url]http://www.vnunet.com/vnunet/news/2207169/olpc-comes-american-kids[/url]
Techno [url]http://techno.branchez-vous.com/actualite/2008/01/olpc_le_xo_disponible_aux_etat.html[/url]
wiki và rất nhiều trang khác bao gồm cả các diễn đàn tin học.