Thư gửi khách hàng và đề nghị kí đơn tỉnh cầu của Amzon.fr

Amazon.com, một trang web bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay, đang phải gặp rắc rối với một chính sách khuyến khích mua đối với khách hàng của mình. Đó là chính sách miễn tiền vận chuyển hàng hóa đến tay người mua trên một số loại mặt hàng.

Trong số các mặt hàng được hưởng chính sách khuyến khích này của Amazon, có một mặt hàng hết sức thiết yếu, đó là mặt hàng sách.

Những tưởng mọi chuyện xảy ra suôn sẻ. Thế nhưng, chi nhánh Amazon tại Pháp (amazon.fr) lại gặp rắc rối với chính sách này vì thật trớ trêu rằng nó đă vi phạm vào một điều luật ban hành năm 1981 của Pháp.

Nội dung điều luật này là cấm một số hình thức khuyến mại đối với mặt hàng sách như bán phá giá sách (giá bán thấp hơn giá trị) hay giảm giá bán xuống thấp hơn 5% giá niêm yết.

Căn cứ trên điều luật này, các nhà chức trách Pháp đã phán quyết rằng Amazon đã vi phạm pháp luật khi áp dụng chính sách khuyến khích vận chuyển hàng miễn phí. Phán quyết được đưa ra là một khoản tiền nộp phạt 100 000 EUR cho Liên đoàn Phân phối sách của Pháp (French Bookseller's Union) và một khoản nộp phạt 1 000 EUR mỗi ngày cho đến khi kết thúc chương trình khuyến mại của Amazon. Tuyên phán này được đưa ra từ ngày 12/12 nhưng Amazon có được một khoảng thời gian đến giữa tháng 1/2008 để "sửa sai" và trả lời dứt khoát.

Thay vì tăng giá bán sách và có nguy cơ bị mất khách hàng, Amazon đã nhanh chóng quyết định sẽ chấp nhận nộp tiền phạt 1 000 EUR mỗi ngày. Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Amazone Jeff Bezos cùng với người sáng lập ra trang web amazon.com cũng đã viết một lá thư điện tử tới các khách hàng của mình rằng "Pháp là quốc gia duy nhất trên thế giới coi việc vận chuyển hàng miễn phí của Amazon là trái pháp luật " đồng thời kêu gọi các khách hàng kí tên vào đơn thỉnh cầu.

Cho đến nay, cho dù cuộc chiến của Amazon có thế nào thì giá trị tiền phạt đã được cố định là 30 ngày. Sau đó, con số này có thể sẽ được "điều chỉnh" lại và rất có thể sẽ theo hướng ... tăng lên.

Quang Minh (theo DailyTech)



Bình luận

  • TTCN (0)