AV-Test, một tổ chức bảo mật độc lập chuyên kiểm tra và đánh giá các phần mềm bảo mật, đã kiểm tra 41 phần mềm quét vi rút dành cho Android về khả năng phát hiện ra các malware.
Kết quả cho thấy chỉ có 10 phần mềm đáng tin cậy để sử dụng và chúng có thể nhận dạng ra hơn 90% mẫu kiểm tra.
Trong năm qua, sự phát triển vượt bậc của các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android đã dẫn đến một sự gia tăng rất lớn trong việc phân tán phần mềm độc hại của Android. Phần mềm độc hại thường được phân tán bởi các ứng dụng của bên thứ ba, nhưng ngay cả Google Play (Android Market) của Google cũng không thể bảo đảm rằng tất cả các ứng dụng được giới thiệu không chứa bất kì mối đe doạ nào. Người dùng không còn tin tưởng hoàn toàn vào các ứng dụng. Một số lượng lớn chương trình bảo mật được tạo ra nhằm xác định các ứng dụng nguy hiểm và loại bỏ chúng ra khỏi các thiết bị.
Tuy nhiên, không phải bất kì chương trình bảo mật nào cũng hoạt động tốt như giới thiệu. AV-Test, một tổ chức bảo mật độc lập chuyên kiểm tra, đánh giá các phần mềm bảo mật dành cho máy tính và smartphone đã kiểm tra 41 phần mềm quét vi rút dành cho Android về khả năng phát hiện malware của từng phần mềm. Khoảng một nửa các ứng dụng này không đủ tiêu chuẩn để sử dụng như các sản phẩm bảo mật đáng tin cậy, và chúng chỉ phát hiện không đến 65% trong số 618 loại malware được thí nghiệm.
Các sản phẩm tốt nhất trong thử nghiệm của AV-Test (với tỉ lệ phát hiện malware từ 90% trở lên) đến từ 10 công ty đứng đầu được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái bao gồm: Avast, Dr.Web, F-Secure, Ikarus, Kaspersky, Lookout, McAfee, MYAndroid Protection/MYMobile, NQ Mobile Security/NetQin, Zoner. Người sử dụng các sản phẩm được phát triển từ các công ty này hoàn toàn yên tâm và đảm bảo rằng thiết bị của họ đã được bảo vệ chống lại các phần mềm độc hại.
Các sản phẩm có tỉ lệ phát hiện malware từ 65% đến 90% có tiềm năng tham gia vào nhóm các sản phẩm tốt nhất nêu trên nếu thực hiện thêm những thay đổi nhằm tập hợp các phần mềm độc hại được thử nghiệm. 13 sản phẩm trong nhóm này xếp theo thứ tự bảng chữ cái bao gồm: AegisLab, Mobilation AVG, BitDefender, BullGuard, Comodo, ESET, Norton/Symantec, QuickHeal, Super Security, Total Defense, Trend Micro, Vipre/GFI và Webroot.
Nhóm thứ 3 bao gồm các sản phẩm với tỉ lệ phát hiện từ 40% đến 65%, là Blue Point, G Data và Kinetoo. Các nhà phát triển các sản phẩm này có thể chưa có cơ sở hạ tầng đầy đủ để cho phép họ thu thập đa dạng các phần mềm độc hại hoặc họ đang tập trung vào thị trường nội địa. Những sản phẩm này cung cấp các phần mềm bảo mật có thể chống lại một vài họ malware nhưng không thể xử lí trong trường hợp gặp các họ malware khác. Những sản phẩm này có thể được cải thiện hơn khi các nhà sản xuất của họ tập trung vào nhiều hơn các mẫu phần mềm độc hại khác.
Nhóm thứ tư bao gồm các sản phẩm có tỉ lệ phát hiện malware thấp hơn 40% không đến từ các hãng nổi tiếng chuyên sản xuất phần mềm bảo mật. Vài sản phẩm trong nhóm này đạt hiệu quả dưới mức trung bình trong các đợt kiểm tra mới nhất.
Có hai sản phẩm trong đợt kiểm tra của AV-Test đã không phát hiện ra bất cứ mẫu nào trong tập các mẫu phổ biến nhất trong đợt thử nghiệm.
Theo ICTnews/AV-TEST.org
Bình luận
Không thấy Bkav Mobile Security nhỉ? Không biết họ xếp vào nhóm nào
Báo cáo đầy đủ của AV-Test http://bit.ly/HivPsl
Thấy có CMC Mobile Security nằm trong nhóm >0%.
> 0% Phải ghi chú là nhóm > 0% có nghĩa là trong khoảng 0% đến 40% chứ không phải là sát 0%.
Nhưng mà nhìn cái sơ đồ cuối bài thì CMC 3 màu cam còn lại đỏ hết, tức là kết quả yếu nhất trong nhóm > 0% đó.
Lần sau hi vọng khá hơn.