Apple nhận được rất nhiều sự kính trọng vì là bậc thầy của sáng tạo. Tuy nhiên, họ không phải là người đầu tiên hình dung, sản xuất hay bán các sản phẩm công nghệ chúng ta đang sử dụng hôm nay.

Máy tính cá nhân

Ai là người đầu tiên: Micral N của công ty Pháp R2E là mẫu máy tính cá nhân thương mại đầu tiên dựa trên bộ vi xử lí. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ được dùng trong thị trường ngách để “kiểm soát quy trình” và không bao giờ có ý định đưa ra thị trường đại chúng.

Ảnh
Apple II

Apple: Gần như mọi người đều thừa nhận Apple II là mẫu máy tính cá nhân đầu tiên sản xuất đại trà thực sự thành công, dù một số sẽ cho rằng vinh dự đó phải thuộc về Commodore PET ra mắt trước Apple 5 tháng. Tuy nhiên, xét về doanh số, Commodore PET không thể so được với 6 triệu máy bán ra của Apple II, trước khi ngừng sản xuất năm 1993.

Máy nghe nhạc kĩ thuật số di động

Ảnh
Audo Highway "Listen Up"

Ai là người đầu tiên: Một công ty có tên Audo Highway là hãng đầu tiên sản xuất máy nghe nhạc kĩ thuật số di động. Có tên “Listen Up”, mẫu máy ra mắt thị trường vào tháng 9/1997 nhưng Audio Highway không sản xuất đại trà, chỉ tạo ra 25 chiếc. Mẫu máy nghe nhạc được sản xuất hàng loạt là “MPMan” của công ty Hàn Quốc - Saehan Information Systems, xuất hiện tháng 4/1998 nhưng chỉ lưu trữ được 6 bài hát. Vài công khác sau đó cũng giới thiệu sản phẩm nghe nhạc là Diamond, Compaq, Creative...

Apple: Apple sáng tạo ra sản phẩm thực sự nhỏ gọn và đẹp mắt hơn đối thủ, với giao diện người dùng được tối giản hóa theo đúng triết lí thiết kế của công ty. “Bánh xe click” mang đúng phong cách Apple, giúp việc mở bộ sưu tập âm nhạc dễ hơn và thú vị hơn. Khi iTunes xuất hiện, Apple trở thành công ty đầu tiên sở hữu hệ sinh thái tích hợp cho phương tiện truyền thông kĩ thuật số. iPod thành công tới mức cái tên của nó hiện tại gắn liền với toàn bộ một dòng sản phẩm.

Cửa hàng giải trí/âm nhạc trực tuyến

Ảnh
Ritmoteca.com

Ai là người đầu tiên: Cửa hàng âm nhạc trực tuyến đầu tiên chính là Ritmoteca.com ra mắt năm 1998. Dù ban đầu chủ yếu là dòng nhạc Latinh, trang web đã phát triển thành một thư viện âm nhạc lớn hơn nhiều với hơn 300.000 bài hát. Trang web bán bài hát với giá 0,99 USD/bài, 9,99 USD/album, cung cấp đoạn clip xem trước dài 30 giây, cho phép khách hàng tải nhạc và ghi ra đĩa CD. Ritmoteca cũng là trang đầu tiên kí hợp đồng phân phối với các hãng ghi âm lớn như BMG, Sony, Universal và Warner. Ngoài ra, đây cũng là cửa hàng trực tuyến đầu tiên tận dụng giao diện người dùng GUI cho duyệt web và mua sắm tệp tin điện tử. Tuy nhiên, Ritmoteca.com bị cuốn vào bong bóng dotcom và sự lớn mạnh của Napster. Trang web đóng cửa năm 2005.

Ảnh
iTunes

Apple: Sau Ritmoteca, nhiều hãng ghi âm lớn cũng cố gắng tạo ra cửa hàng trực tuyến của riêng mình nhưng đều thất bại. Tiếp đó là trang web chia sẻ file nhạc Napster, cung cấp các bài hát miễn phí nhưng cuối cùng bị kiện và buộc phải đóng cửa. iTunes xuất hiện ban đầu chỉ dành cho những người dùng Mac, nhưng Apple nhanh chóng mở cửa cho cả người dùng Windows sau 5 tháng ra mắt. Steve Jobs từng có bài phát biểu quan trọng, trong đó đề cập tới điều người dùng thực sự muốn là trả tiền và tải nhạc hợp pháp, họ chỉ chờ đợi một người biến điều đó thành sự thực. Như thường lệ, Jobs nhìn trước được tương lai và chớp được cơ hội. Apple trở thành hãng cung cấp âm nhạc dẫn đầu thế giới năm 2010, iTunes thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc mãi mãi. Sự thành công của “song mã” iPod – iTunes đã chuyển công ty máy tính Apple thành “Apple, Inc”.

Smartphone

Ảnh
IBM Simon

Ai là người đầu tiên: Cụm từ “smartphone” xuất hiện năm 1997 để mô tả mô hình điện thoại GS88 của Ericsson, nhưng smartphone thực sự đầu tiên đã ra mắt 4 năm trước đó. IBM Simon, ra mắt năm 1993 là mẫu smartphone đầu tiên, không chỉ sử dụng công nghệ điện thoại di động và còn có cả sổ địa chỉ, lịch, máy tính, email, fax, trò chơi, ghi chú và đồng hồ thế giới. Đáng chú ý hơn, Simon còn có cả màn hình cảm ứng dù kém xa tiêu chuẩn ngày nay.

Ảnh
iPhone

Apple: Sau Simon, các công ty như Palm, Nokia và RIM gia nhập thị trường smartphone. Năm 2007, iPhone đầu tiên xuất hiện và xáo trộn thế giới với màn hình cảm ứng lớn, thiết kế kính-thép quyến rũ và tính năng tất cả trong một (nghe nhạc, xem phim...). Đây là smartphone đầu tiên sử dụng màn hình cảm ứng đa điểm, mang tới nhiều cải tiến ảnh hưởng tới mọi loại thiết bị cầm tay hiện tại. App Store ra mắt 1 năm sau đánh dấu lần đầu tiên ứng dụng có thể được mua và cài đặt trực tiếp trên thiết bị di động mà không cần đồng bộ với máy tính. iPhone là sản phẩm tiêu dùng đầu tiên ngoài máy chơi game video có thể khiến đám đông phải xếp hàng dài chờ mua trong ngày ra mắt.

Màn hình cảm ứng

Ảnh
G.Samuel Hurst

Ai là người đầu tiên: Màn hình cảm ứng đầu tiên được sáng tạo ra từ năm 1965. Một nhà phát minh có tên G.Samuel Hurst đã tạo ra màn hình cảm ứng và công bố công trình vào năm 1967. Tuy nhiên, phát minh của ông chưa bao giờ được sản xuất cho người tiêu dùng. Thiết bị tiêu dùng màn hình cảm ứng đầu tiên chính là máy chơi game Nintendo DS năm 2004. Dù vậy, màn hình này khá lỗi thời, chỉ có thể chạm vào một điểm trên màn hình. Cảm ứng đa điểm phải đợi tới đầu thế kỉ 21 mới cập bến trên các thiết bị kích cỡ bằng cả chiếc bàn như Microsoft Surface.

Ảnh
Hai nhà sáng lập Fingerwoks

Apple: Một trong những người tiên phong của công nghệ cảm ứng đa điểm là Fingerworks thành lập năm 1998. Họ sản xuất nhiều thiết bị đầu vào cảm ứng như bàn phím và bàn di chuột. Nhận thấy tiềm năng của công nghệ cảm ứng đa điểm và màn hình hiển thị, Steve Jobs đã mua Fingerworks cho Apple năm 2005. Sản phẩm đầu tiên ra đời sau thương vụ này là iPhone. Apple đã dùng màn hình cảm ứng như một viện gạch nền cho các thiết bị “hậu PC” của mình. 7 năm sau, 2 người đàn ông sáng lập Fingerworks vẫn là kĩ sư cấp cao của Apple.

Máy tính bảng

Ảnh
Microsoft Tablet PC

Ai là người đầu tiên: Microsoft chính là công ty đầu tiên sản xuất đại trà máy tính bảng, với mẫu Microsoft Tablet PC năm 2002. Dòng sản phẩm mới này chạy phiên bản Windows XP đặc biệt, thi thoảng có thể chuyển đổi thành laptop thông qua màn hình xoay được và luôn đi kèm bút cảm ứng. Dù có thể đã dẫn đầu cuộc cách mạng máy tính bảng, Tablet PC không bao giờ thoát ra khỏi thị trường ngách như bệnh viện hay các chuyên gia thiết kế.

Apple: Apple học tập được nhiều từ sai lầm của Microsoft và cơ bản thành công tại mọi lĩnh vực Microsoft thất bại. Các thiết bị Windows tập trung chủ yếu vào sáng tạo nội dung, trong khi iPad hướng tới tiêu thụ nội dung. Apple loại bỏ bút cảm ứng, trông cậy vào các ngón tay. Hai yếu tố này đặt trọng tâm vào tương tác trực quan của con người; thao tác với các đối tượng trên màn hình cảm ứng Apple giống như tương tác với vật thực. Sự đơn giản, vẻ đẹp và dễ sử dụng khiến iPad trở thành thiết bị hấp dẫn. Ngoài ra, mức giá khởi điểm 499 USD dễ chịu hơn hẳn mức giá quá đắt của Microsoft. Trong năm qua, công chúng bắt đầu nhìn nhận iPad như thiết bị sản xuất thực sự, không còn là món đồ chơi như trước. Nhiều nơi như văn phòng, bệnh viện, trường học... đã bắt đầu sử dụng máy tính bảng này.

Theo ICTNews



Bình luận

  • TTCN (2)
suzuya  221

nhờ có tầm nhìn và tài cầm quân của SJ, từ khi SJ ra đi Apple ngập trong nợ nần

mixclo  43

Apple ngập trong nợ nần lúc nào vậy bạn, họ vừa mới họp cổ đông chia cổ tức kia kìa, tiền nhiều quá không biết dùng vào việc gì mà bạn kêu là ngập trong nợ nần. Thiệt tình ... Laughing