Ngày này, các công bố đã chỉ ra rằng một trong những cách thức doanh nghiệp sử dụng để cắt giảm chi phí và tăng năng suất một cách hiệu quả là sử dụng các phần mềm mã nguồn mở (open-source).
Trước kia, các phần mềm mã nguồn mở thường dựa trên nền tảng hệ điều hành Linux nhưng giờ đây khái niệm "open-source" không chỉ dành riêng cho Linux nữa mà cũng đã xuất hiện rất nhiều cho Windows và Mac OS X.
Chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe qua hoặc thậm chí đã và đang sử dụng những ứng dụng mở như trình duyệt Mozilla Firefox, bộ phần mềm văn phòng OpenOffice? Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Bài viết này sẽ điểm qua một vài công cụ mã nguồn mở hoàn toàn có khả năng thay thế cho các ấn bản thương mại để quản lý tốt công việc kinh doanh của bạn.
1. Đón đầu virút với ClamWin
Phần mềm chống các chương trình độc hại hiện đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong các máy tính. Ứng dụng mã mở ClamWin có thể phát hiện sự xâm nhập trái phép của virút, trojan, và phần mềm gián điệp hoạt động trên bất ký phiên bản nào của Windows, bao gồm cả Vista.
Dựa trên cơ chế của ClamAV, ClamWin đưa ra một cơ sở dữ liệu gồm hơn 200.000 các nguy cơ và khả năng cập nhật tự động. Điểm yếu của ClamWin ở chỗ nó không có khả năng quét theo thời gian thực do vậy nó không tự động kiểm tra tập tin khi bạn tải về và lưu chúng. Thay vào đó, bạn phải chủ động quét các tập tin và thư mục này.
ClamWin cũng đòi hỏi người dùng can thiệp nhiều hơn vào tiến trình xóa các tập tin nghi ngờ - điều mà các bản chống virút thương mại có thể làm tự động. Tuy nhiên, nó có chức năng lập lịch quét và được tích hợp vào trong menu ngữ cảnh của Windows giúp người dùng tiện lợi hơn. Tải về tại đây
2. Bảng tính mạnh mẽ Gnumeric
OpenOffice.org đã cung cấp một ứng dụng bảng tính mã nguồn mở được sử dụng khá phổ biến nhưng với Gnumeric bạn sẽ có nhiều tính năng cao cấp hơn.. Phiên bản mới nhất có thể chạy trên hệ thống cài Windows 2000 trở lên, bên cạnh đó còn có Linux.
Những phản hồi của người dùng cho thấy tốc độ xử lý của Gnumeric là rất nhanh, đặc biệt là khi quản lý các bảng tính lớn. Nếu so sánh một cách tổng quan thì Gnumeric tương thích với các tài liệu Excel hơn là OpenOffice.org. Điểm mạnh của Gnumeric là các tính năng cao cấp dành cho những nhà nghiên cứu và toán học cũng như khả năng vẽ biểu đồ vô cùng uyển chuyển.
Có lẽ điểm hạn chế lớn nhất của Gnumeric là những phiên bản dành cho Windows vẫn còn quá mới. Việc tải về và cài đặt có thể là một quá trình tương đối gian nan, và người dùng Microsoft Office sẽ cảm thấy không mấy thoải mái với giao diện khi phải mất thời gian tìm hiểu các đặc điểm mới. Nhưng nếu bạn thật sự đang tìm kiếm một ứng dụng bảng tính mạnh mẽ, hoàn thiện mà không muốn tốn bất kỳ một chi phí nào thì Gnumeric sẽ là ứng cử viên sáng giá. Tải về tại đây
3. Xuất bản tài liệu với PDFCreator
PDF đã trở thành một chuẩn tài liệu khá phổ biến vào thời điểm hiện nay. Có khá nhiều các tác giả xuất bản những tập san, báo chí, sách nghiên cứu... dưới định dạng này. Một trong những sản phẩm mã nguồn mở có thể giúp bạn làm điều này một cách đơn giản nhất chỉ bằng những cú nhấp chuột đó là PDFCreator.Đây là phần mềm có dung lượng khá nhẹ so với Adobe Acrobat, hoạt động tương tự như một trình điều khiển in ấn trong Windows. Điều này nghĩa là bạn có thể sinh ra các tập tin PDF từ bất kỳ ứng dụng nào có chức năng in ấn và thậm chí nó còn hỗ trợ mã hóa các tài liệu này. Ngoài ra, PDFCreator còn cho phép xuất ra các định dạng tập tin ảnh như PNG, JPEG, BMP, TIFF, và EPS. Tải về tại đây
4. AbiWord: Ứng dụng văn bản gọn nhẹ
Trong suốt những năm vừa qua, những phần mềm xử lý văn bản đã liên tục được bổ sung quá nhiều các tính năng mà đôi khi người dùng không bao giờ sử dụng đến. AbiWord lại phát triển theo hướng đưa ra các tính năng cơ bản thường được dùng do vậy dung lượng cài đặt của nó khá nhỏ chỉ khoảng 5MB.
Điểm đầu tiên gây chú ý cho người dùng là giao diện của AbiWord khá giống với các phiên bản Microsoft Word trước đây. AbiWord cũng hỗ trợ các định dạng tập tin Word cổ điển, ngoài ra còn có HTML, RTF, WordPerfect, OpenDocument... (Hiện tại, định dạng .docx của Word 2007 chưa được hỗ trợ)
AbiWord có thời gian xử lý và đáp ứng khá nhanh. Bạn có thể bổ sung các tính năng như từ điển, kiểm tra ngữ pháp câu, các ký hiệu toán học thông qua việc cài đặt plug-in. Tải về tại đây
5. Phần mềm biên tập Scribus
Khi bạn cần tạo ra các văn bản phức tạp, là đã đến lúc cần chuyển sang các ứng dụng dàn trang và xuất bản. Những gói sản phẩm thương mại có giá lên tới hàng trăm đô la nhưng Scribus lại cho phép tải về miễn phí với các chức năng không hề thua kém.
Scribus bao gồm chương trình quản lý màu CMYK và hỗ trợ các ICC profile, ngoài ra còn cho phép xuất định dạng press-ready PDF. Điểm hạn chế của Scribus là những thành phần quản lý việc dàn trang và in ấn dễ làm nản lòng những ai chưa có một nền tảng về thiết kế. Scribus có thể hoạt động trên nền các hệ điều hành Windows 2000/XP, MacOS X và Linux. Tải về tại đây
6. Quản lý dự án với Open Workbench
Công việc quản lý dự án luôn làm đau đầu bất kỳ một trưởng nhóm hay giám đốc điều hành của một tổ chức. Open Workbench có thể là công cụ mà bạn đang tìm kiếm để lên kế hoạch thực thi hoàn chỉnh. Hoàn toàn miễn phí nhưng các chức năng lại có thể sánh ngang với các sản phẩm thương mại.
Open Workbench cho phép người dùng Windows lập lịch và quản lý công việc của một hay nhiều dự án. Phân tích, đánh giá thời gian và nhân lực phải bỏ ra cũng như cho phép người quản lý tùy biến các thông tin liên quan cần theo dõi. Tải về tại đây
7. Tán gẫu ở bất kỳ nơi nào
Hãy quên đi giao diện chương trình tán gẫu với đầy những quảng cáo , Pidgin kết nối tất cả các mạng tán gẫu phổ biến như AIM, ICW, MSN và Yahoo lại với nhau. Bạn có thể duy trì một danh sách bạn bè một cách thống nhấtDo bởi các nhà phát triển Pidgin không làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp IM nên phần mềm này thi thoảng gặp một số lỗi trong lúc kết nối khi giao thức mạng đột nhiên bị thay đổi, tuy vậy điều này rất hiếm xảy ra. Kiến trúc plug-in của nó cho phép các nhà phát triển bên ngoài có thể bổ sung thêm tính năng mới. Pidgin hiện chỉ có thể chạy trên Linux và Windows nhưng một dự án khác có tên là Adium (dựa trên mã nguồn của Pidgin) sẽ tương thích với Mac OS X. Tải về tại đây
8. Quản lý tài nguyên doanh nghiệp nhỏ
Quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và quản lý khách hàng (CRM) là hai lĩnh vực phần mềm thường chỉ dành cho các công ty, tập đoàn lớn. Nhưng giờ đây quan điểm đó đã trở nên lỗi thời khi các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng sức mạnh Compiere để tự động hóa quy trình quản lý khách hàng và nguồn cung ứng.Chương trình đưa ra các mô-đun như kế toán, đặt hàng, quản lý khách hàng, bán hàng, sản xuất, kiểm soát nguyên liệu ...Phiên bản "Community Edition" có thể tải về miễn phí đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra phiên bản Standard và Professional với tính năng đầy đủ hơn dành cho doanh nghiệp lớn có mức phí hàng năm lần lượt là 25 và 50 USD. Tải về tại đây
9. Quản lý tài chính với GnuCash
Nếu bạn có một ít kiến thức về kế toán và đang tìm kiếm phần mềm quản lý tài chính miễn phí thì GnuCash chính là sự lựa chọn chính xác nhất. Nó hoạt động trên Linux, Windows, và Mac OSX và quản lý ngân sách cho cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ.
Trong khi, GnuCash có khả năng cho phép chuyển các tập tin dữ liệu QIF và OFX từ phần mềm kế toán khác sang thì do chỉ mới hỗ trợ Windows nên giao diện đôi khi gây khó khăn thậm chí nhầm lẫn cho người dùng. Tải về tại đây
Theo PCWorld
Bình luận
Hình như còn thiếu Ubuntu, Open Office, GIMP, Eclipse IDE, Project Manager, Drupal.
Các sản phẩm đó nếu xét "dành cho doanh nghiệp" thì khó lọt vào danh sách trên, trừ OpenOffice. Tuy nhiên, tác giả đã chọn Gnumeric Abiword thay cho OOo rồi. Đây là quan điểm của tác giả.
Thường thì doanh nghiệp họ không cần free, họ chỉ cần sản phẩm có chất lượng. Do đó đây cũng chỉ là "9 phần mềm mã mở" chứ không phải là phần mềm tốt nhất hay thích hợp nhất cho doanh nghiệp Mọi người đừng nhầm lẫn.
Tôi không nghĩ "Thường thì doanh nghiệp họ không cần free, họ chỉ cần sản phẩm có chất lượng". Thử hỏi một công ty làm phần mềm mới mở ở VN, đầu tư đầy đủ các thứ: WindowsXP, Visual Studio, Microsoft Office, Photoshop, M$ CRM Suite, ... cho 20 máy, thì số tiền đầu tư sẽ là bao nhiêu?
Vậy nên mới nói "thường thì" ;D Mà doanh nghiệp cũng là nói chung, chứ không phải là một công ty phần mềm nói riêng mỗi máy cài vài chục phần mềm Ngay cả một công ty phần mềm, giả dụ họ có 20 máy tính, thì nhu cầu xài Photoshop (trừ công ty chuyên làm xử lí ảnh), MS Office, CRM... chỉ 1-2 máy là đủ. Mặc dù vậy, đây vẫn là số tiền lớn so với [i]các doanh nghiệp nhỏ[/i] của VN.
Có ai biết các ứng dụng văn phòng online miễn phí cho doanh nghiệp ko vậy ?
theo mình biết là hiện tại chỉ có open office là online mà thôi! à, còn 1 cái nữa đó là quét vỉut online đó. theo mình biết là không còn cái nào nữa!