Công nghệ chế tạo ổ đĩa cứng cho tới nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên, người dùng vẫn khó có thể sử dụng một ổ đĩa quá lâu mà không thực hiện sao lưu.

Nhưng cho tới ngày nay, một nhóm các nhà khoa học đã chế tạo thành công một loại HDD được làm từ Sapphire có khả lưu trữ dữ liệu trong vòng 1 triệu năm.

Ý tưởng về việc chế tạo một loại đĩa cứng có khả năng lưu trữ lâu dài bắt nguồn từ việc con người chôn lấp các chất thải hạt nhân dưới lòng đất hàng dặm và cũng phải mất tới hơn 1 triệu năm, loại chất thải độc hại này mới phân hủy hết. Muốn con người trong tương lai biết được nơi mà chúng ta chôn thải phóng xạ, không thể sử dụng những ổ lưu trữ flash thông thường mà cần một loại vật liệu có thể lưu trữ dữ liệu trong hàng triệu năm.

Điều này đã thôi thúc một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ viên quản lí chất thải hạt nhân ANDRA chế tạo ra một loại HDD tiên tiến nhất có đường kính khoảng 20 cm và bao gồm 2 mặt bằng sapphire được kết nối với nhau bằng một lớp platinum mỏng ở giữa, các thông tin được khắc trên lớp platinum này.

Trước khi 2 mặt sapphire được ghép với nhau, thông tin sẽ được khắc lên một bề mặt của lớp platinum. Ổ đĩa cứng này tiếp theo sẽ được ngâm trong dung dịch axít để thử nghiệm kiểm tra độ bền và tuổi thọ của nó. Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng, chiếc đĩa này có thể tồn tại ít nhất là 1 triệu năm.

Thông tin được khắc trên HDD sapphire này bao gồm 40.000 trang văn bản và hình ảnh thu nhỏ, người sử dụng sẽ dùng kính hiển vi để đọc chúng. Tuy nhiên, hiện tại việc chế tạo HDD này đang gặp phải 2 vấn đề: giá thành của một mẫu thử nghiệm đã là 30.000 USD và liệu con người trong tương lai có sử dụng ngôn ngữ như chúng ta hiện nay?

Theo Mashable/Gizmodo



Bình luận

  • TTCN (0)