Trước sự cố đứt cáp AAG, các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều khuyến cáo khách hàng chỉ sử dụng Internet quốc tế cho những dịch vụ quan trọng của mình để tránh bị nghẽn mạng.

Vào lúc 1 giờ 21 sáng ngày 13/8, tuyến cáp biển AAG đã xảy ra sự cố đứt tuyến cáp tại phân đoạn Vũng Tàu - Hồng Kông làm ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang sử dụng AAG như VNPT, Viettel hay FPT Telecom.

Trao đổi với phóng viên ICTnews, đại diện Viettel Telecom cho biết, do mới tiếp nhận tuyến cáp biển Liên Á từ EVN Telecom nên sự cố đứt cáp AAG lần này không ảnh hưởng gì đến thuê bao của Viettel.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty VDC/VNPT, VNPT đã chuyển lưu lượng sang các hướng dự phòng qua Hồng Kông và một số tuyến khác nên sự cố đứt cáp AAG không làm ảnh hưởng nhiều đến thuê bao VNPT.

Tương tự VDC/VNPT, ông Vũ Anh Tú - Giám đốc kĩ thuật FPT Telecom cho hay, đơn vị này đã chuyển thêm lưu lượng từ tuyến cáp qua Hồng Kông và đất liền để bù đắp lưu lượng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khách hàng khi liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài bằng dịch vụ web, e-mail, thoại, video… vẫn bị ảnh hưởng tại một số thời điểm. Các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.

"Trung tâm điều hành quốc tế của AAG đang dò tìm chính xác vị trí đứt để điều động tàu sửa chữa tiến hành khắc phục lỗi. Thông thường phải sau 2 tuần sự cố đứt cáp mới được khắc phục", ông Tú cho biết thêm.

Trước sự việc ngoài mong muốn này, các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều khuyến cáo khách hàng nên sử dụng Internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng của mình, còn những dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hoá dung lượng truyền tải.

Trước đó, ngày 20/12/2011, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (phân đoạn Hongkong - Singapore) bị đứt cáp cách điểm cập bờ Singapore 911 km và phải đến ngày 12/1/2012 kênh truyền mới được khôi phục lại bình thường.

Dự án cáp quang biển AAG được khởi công tháng 4/2007, tổng vốn đầu tư khoảng 560 triệu USD với chiều dài gần 20.000 km, bắt đầu từ Malaysia (TM) và kết cuối tại Mỹ (AT&T). AAG có các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Brunay), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippinnes), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)...

Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu và chính thức hoạt động từ tháng 11/2009.

Theo ICTnews




Bình luận

  • TTCN (10)
Hiếu Tròn  25905

Sáng thấy vô mạng kì kì sao đó, Gmail lúc vào được lúc không.

Nguyễn Tuấn Anh  126

thảo nào cả ngày nay vào google còn chậm !

Tori Tran  25

tải file đính kèm trong GMail 2tiếng đồng hồ chưa xong... bó tay thì ra là do đứt cap

Nguyễn Sơn Hải  10

Vâng đúng rồi, hôm nay chật vật với anh Gmail mấy anh ạ. Còn giờ thì không có vào được Facebook luôn, chẳng hiểu sao, em sài cả usb 3G Viettel, cả mạng wifi FPT đều không vào được, có ai bị như em không ?

Hiếu Tròn  25905

Đoán mò: do đứt cáp nên đường truyền quốc tế rất hạn chế, các ISP chặn những kết nối ngốn nhiều băng thông nhất (như Facebook - nghe đồn tốn băng thông rất nhiều, có lần vị nào đã khuyến cái nên chặn Facebook để tiết kiệm cho nhà mạng).

Nguyễn Sơn Hải  10

Em cũng không hiểu mấy thuật ngữ chuyên ngành CNTT nên cũng không biết băng thông là gì, nhưng em thấy thì vào Facebook bằng USB 3G thì chỉ tốn tiền thui, load ảnh thì chít, chặn là tốt nhất Big Grin

Trần Đức Trình  10

Mình dùng ADSL của Viettel thấy bình thường nhỉ.

bờm  4

mạng

chán ớn, 1 năm đứt ko biết bao nhiêu lần

Nguyễn Tuấn Anh  126

Big Grin sợi cáp làm bằng thuỷ tinh bé = sợi tóc -> đi qua đại dương mênh mông như thế, chịu bao nhiêu tác động của môi trường thì có mà ... Big Grin
nhưng có điều lạ là những tuyến đường trục lớn như vậy thì tại sao các " ông lớn " ko chịu đầu tư tạo thêm các đường backup cho nó thì có phải an toàn hơn nhiều ko !

Thích Linux  175

Đầu tháng rồi không biết đã sửa xong chưa?
Sao download mấy trang nước ngoài nó vẫn chậm?