Thương hiệu Beeline và gói cước Big Zero đã từng khuấy đảo thị trường một thủa.

Chiều mai (17/9), GTel Mobile sẽ tổ chức lễ ra mắt thương hiệu mới cho mạng di động của mình thay thế cho thương hiệu Beeline. Như vậy, Beeline sẽ "bay" khỏi Việt Nam sau 4 năm tồn tại trên thị trường này.

Hiện thông tin về thương hiệu mới chưa được GTel Mobile tiết lộ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này xuất hiện khá nhiều đồn đoán xoay quanh thương hiệu mới của mạng di động này. Như vậy, thương hiệu Beeline khá đoản số bởi nó chỉ tồn tại trên thị trường Việt Nam được 4 năm.

Ngày 20/7/2008, mạng di động Beeline chính thức khai trương cùng gói cước “Big Zero” miễn phí gọi nội mạng từ phút thứ 2 của cuộc gọi với tối đa 20 phút. Trước đó, ngày 8/7/2008, VimpelCom và GTel đã kí kết thành lập Công ty cổ phần di động GTel Mobile. Trong GTel Mobile, VimpelCom nắm giữ 40% cổ phần (sau đó có tăng thêm), tương đương khoản đầu tư tài sản 267 triệu USD. Ông Aleksey Yu Blyumin, Giám đốc GTel Mobile lúc bấy giờ cho rằng mức độ thâm nhập mạng di động của Việt Nam là 85%. Con số này không phải là quá quan trọng, vì thực tế ở nhiều thị trường con số này thậm chí có thể lên tới 100%. Ông cho biết: "Tại một số quốc gia Đông Âu, nơi VimpelCom đang cung cấp dịch vụ dưới thương hiệu Beeline, sự cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông cũng rất gay gắt, mức độ thâm nhập thực tế lên tới trên 100% và chúng tôi đã rất thành công ở các quốc gia này".

Thế nhưng, chỉ sau một thời gian thì sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho mạng di động này gặp rất nhiều khó khăn. Kết cục, đến ngày 23/4/2012, VimpelCom - một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới - tuyên bố đã kí thỏa thuận bán lại toàn bộ 49% cổ phần của họ tại GTel Mobile. Cổ phần được bán cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Truyền dẫn và Dịch vụ hạ tầng GTel. Theo các điều khoản của thỏa thuận, đối tác sẽ trả bằng tiền mặt với giá trị 45 triệu USD. Sau khi hoàn tất việc mua bán, VimpelCom sẽ không còn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nghiệm đối với GTel Mobile. Ngoài ra, GTel Mobile sẽ ngừng sử dụng thương hiệu Beeline sau 6 tháng kể từ ngày chuyển giao.

Ông Nguyễn Văn Dư, Phó Tổng Giám đốc GTel Mobile cho biết, sở dĩ GTel Mobile mua lại cổ phần của VimpelCom vì nhận thấy thị trường viễn thông di động Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và những gì Beeline Việt Nam đã xây dựng được là rất có giá trị đối với bất kì một nhà khai thác viễn thông nào. Ông Dư cũng khẳng định, việc thay đổi chủ sở hữu không ảnh hưởng đến sự tiếp tục hoạt động và phát triển của Công ty cũng như quyền lợi của khách hàng và các đối tác, đồng thời mang lại nhiều sản phẩm tiện ích hơn cho người tiêu dùng Việt Nam. "Dù hoạt động dưới bất kì thương hiệu nào, điều quan trọng là mọi sản phẩm đã và sẽ cung cấp cho khách hàng vẫn đều là sản phẩm của Công ty GTel Mobile. Các sản phẩm của chúng tôi đã và sẽ luôn phục vụ tốt nhất cho lợi ích của khách hàng. Chữ Beeline sẽ không còn trong tên các sản phẩm của chúng tôi trong tương lai nhưng tinh thần Beeline vẫn luôn nằm trong đó", ông Dư nói.

Theo ICTnews




Bình luận

  • TTCN (1)
Tuaans Nguyeenx  46

2 ông an ninh.

Cả 2 ông bên an ninh đều muốn lao vào viễn thông. Trước thì quân đội - Viettel ,giờ thì công an - GTel Mobile . Mà GTel Mobile của Nga giờ thuộc về ông CA , không biết toàn bộ linh kiện viễn thông của ông này có phải do Nga tự sản xuất không? nếu Nga tự sx thì lại ngon không lo bằng Viettel của tq, đồ của nó đáng ngại . Kể cả nếu kiểm tra thì cũng không thể phát hiện được hết nó cài đặt cái gì vào phần cứng viễn thông của mình.
Để không bị dính "chấu" thì chỉ còn cách tự sx thôi. Tự sx thì phải có nền công nghiệp chế tạo máy,cơ khí chính xác,công nghiệp điện tử, hoá chất,lập trình...vv. Nói tóm lại là phải có định hướng phát triển nền CN của đất nước từ trước rồi. Hãy học tập Nhật Bản,Hàn Quốc, Đài Loan họ là những nước đi trước có nhiều kinh nghiệm để Việt Nam học tập. Những cái ở trên kia có được cũng phải có 1 nền giáo dục đủ mạnh và định hướng đúng thì mới có thể thực hiên duwowdcjj.