Theo các báo cáo mới nhất, vỏ iPhone 5 dễ bị trầy xước là do Apple đã thay đổi thiết kế của nó để đẩy nhanh quá trình sản xuất, tăng số lượng nhằm sản phẩm đáp ứng thị trường.
Khách hàng của Apple gần đây đang tỏ ra bức xúc về việc vỏ của iPhone 5 dễ bị trầy xước. Theo tài liệu mới đây đưa ra, vỏ nhôm của iPhone 5 được nhúng vào một dung dịch điện phân, điều này sẽ giúp nó chống bị ăn mòn và dễ dàng sơn phủ màu sắc.
Tuy nhiên, điều trên lại làm cho vỏ của iPhone 5 dễ bị trầy xước hơn, hiện ra rõ hơn vì sự tương phản của màu sắc bên ngoài với màu trắng bạc của vỏ hợp kim bên trong, đặc biệt với những chiếc iPhone có vỏ màu đen. Trên iPhone 4 và 4S việc này ít xảy ra nhờ có lớp kính bao bọc bên ngoài, mặc dù lớp kính này cũng dễ bị nứt.
Giáo sư vật liệu Jacob Huang của đại học Quốc Gia Sun Yat-Sen tại Cao Hùng, Đài Loan cho biết: "Lớp vỏ nhôm này chắc chắn hơn, khó bị phá vỡ, nhẹ và kinh tế hơn, tuy nhiên lại làm cho sản phẩm dễ bị trầy sước hơn. Cũng có thể sử dụng ma-giê với trọng lượng nhẹ hơn nhưng lại mềm hơn và cũng dễ bị xước hơn. Còn lớp vỏ thủy tinh khó trầy xước nhưng nặng hơn, giòn hơn và khó sản xuất".
Các vết trầy xước xuất hiện trong thời gian qua có thể là do khi khoan các lỗ để gắn ốc hoặc các công đoạn lắp ráp sau đó gắn ốc vít hay di chuyển sản phẩm trong dây chuyền sản xuất, điều đó dễ gây xước nhiều hơn. Đó cũng là khó khăn mà công nhân tại Foxconn gặp phải trong thời gian qua, một phần nguyên nhân gây ra cuộc biểu tình quy mô lớn với khoảng 2000 đến 3000 người tham gia.
Theo giáo sư Huang, Apple đã chọn lớp vỏ nhôm để sản phẩm trở nên nhẹ hơn, và sản xuất nhanh hơn, nhưng họ lại gặp vấn đề với các vết xước. Ông cũng cho biết, đây chưa phải là tất cả những vấn đề rắc rói với lớp vỏ của iPhone 5, lớp phủ a-nốt bên ngoài của iPhone 5 có thể bị ăn mòn bởi môi trường có nồng độ pH cao, trong khi đó mồ hôi tay của con người có nồng độ pH từ 4,5 đến 5,5. Vì thế, nếu có người dùng phàn nàn về các vết loang lổ, bong chóc trên bề mặt iPhone 5 sau vài tháng sử dụng thì đó có thể là do mồ hôi từ bàn tay của chúng ta.
Một điều nữa là a-nốt sẽ gặp vấn đề ở nhiệt độ 80 độ C. Ở nhiệt độ này, lớp vỏ a-nốt sẽ bị nở ra và dẫn đến việc bong tróc. Dù ko ai để cho các sản phẩm điện tử của mình ở những nơi có nhiệt độ cao như vậy, nhưng đây cũng là một nguy cơ tiềm ẩn.
Theo Fobes
Bình luận
Ái chà, thay đổi để đẩy nhanh tốc độ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường - câu này có phải là cách nói văn hoa cho một cụm từ ngắn gọn hơn - "kém chất lượng" ???
hình như từ "bong tróc" mới đúng bạn ơi!
bong tróc thế nào nhỉ, xước thôi mà
vì lớp vỏ a-nốt
bong tróc là vì lớp vỏ phủ a-nốt bên ngoài của iphone 5 thực ra là một loại oxit nhôm. lớp vỏ oxit nhôm này sẽ bị hòa tan bởi môi trường ba-zơ hay phản ứng với muối do tính chất lưỡng tính của nhôm. mồ hôi tay của con người có nồng độ pH 4,5-5,5 là môi trường axit, sẽ ăn mòn lớp a-nốt này, làm mảng màu bên ngoài ko còn chỗ bám, sẽ gây ra bong tróc.
Có vài vids trên Youtube tụi nó cào thử mặt sau của iPhone 5 bằng chìa khoá, mà không thấy trầy gì cả. Hình như những vụ trầy dc report này toàn bộ là do từ nhà máy ra.
bị xước trong quá trình sản xuất
bạn để ý trong bài này có nói rõ rằng iphone 5 bị xước phần lớn là do quá trình sản xuất các công đoạn gây xước nhiều nhất là lúc khoan lỗ, và khi gắn ốc.