Trên trang web tổ chức, Liên Hiệp Quốc vừa công bố một bản báo cáo kêu gọi kiểm duyệt người sử dụng Internet với mục đích trợ giúp điều tra và truy tố những kẻ khủng bố.

Bản báo cáo gồm 148 trang được phát hành vào hôm 22/10 với tựa đề "Sử dụng Internet cho mục đích khủng bố" cảnh báo rằng bọn khủng bố đang sử dụng mạng xã hội và các trang web chia sẻ khác như Facebook, Twitter, YouTube, Dropbox,... để "tuyên truyền" những thông tin thất thiệt và tấn công các cơ quan, chính phủ, tổ chức, cá nhân,...

"Những kẻ khủng bố đang có xu hướng sử dụng công nghệ truyền thông tiên tiến, chủ yếu là Internet, để gửi các thông tin nặc danh trên toàn thế giới nhằm đạt được mục đích của mình với chi phí thấp", ông Yury Fedotov, Giám đốc phụ trách Văn phòng LHQ về ma túy và tội phạm (UNODC) cho biết.

Các mục tiêu chính mà Liên Hợp Quốc đưa ra bao gồm mạng Internet Wi-Fi công cộng, theo dõi người dùng di động (nghi ngờ là tội phạm), kiểm duyệt các trò chơi bạo lực, mang tính khủng bố hoặc mô phỏng hành động khủng bố,… và các doanh nghiệp sẽ trả tiền cho việc giám sát này.

Bản báo cáo tại một hội nghị ở Vienna được triệu tập bởi UNODC kết luận rằng: "Một trong những vấn đề chính mà các cơ quan thi hành pháp luật trên toàn thế giới phải đối mặt là thiếu một khuôn khổ quốc tế thống nhất của ISP". ISP có vai trò rất quan trọng, nhất là việc chống thư rác (spam) mà Châu Âu và hầu hết các quốc gia khác (không có Mỹ) đã ban hành một đạo luật bắt buộc cho vấn đề này.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nỗ lực vận động hành lang nhằm thuyết phục Quốc hội yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet kiểm duyệt khách hàng của mình để phối hợp với cảnh sát điều tra tội phạm.

Hiện tại, ngân hàng thế giới, Interpol, Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đồng ý hợp tác với Liên Hợp Quốc trong công tác chống khủng bố sau báo cáo này.

Theo CNET




Bình luận

  • TTCN (0)