Tỉ lệ nộp thuế so với doanh thu mà Apple đã đóng ở nước ngoài chỉ là 2%, thấp hơn rất nhiều so với mức 35% tại Mỹ, và mức thuế thu nhập của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Làm thế nào Apple thực hiện được việc đó?

The Sunday Times trích dẫn báo cáo của Ủy ban chứng khóa và hối đoái Mỹ, cho thấy trong năm tài chính vừa qua, Apple đã nộp 713 triệu USD trong tổng doanh thu 36,87 tỉ USD ở nước ngoài.

Trong khi đó, Apple đã đóng 12,26 tỉ USD tiền thuế liên bang, và 1,06 tỉ USD tiền thuế nhà nước cho doanh thu của mình tại Mỹ.

Apple cũng giống như hầu hết các công ty lớn khác trên thế giới, họ tạo ra lợi nhuận chủ yếu ở nước ngoài, những nơi có thuế suất thấp hơn ở Mỹ. Và hầu hết khoản lợi nhuận này được giữ lại ở nước ngoài, vì họ sẽ bị đánh thuế lên tới 35% nếu đưa những khoản lợi nhuận này về Mỹ. Nhiều công ty đang kêu gọi chính phủ Mỹ giảm thuế cho những khoản lợi nhuận ở nước ngoài được chuyển về Mỹ.

Theo ghi nhận của Ủy ban, hoạt động đóng thuế của Apple ở nước ngoài là hoàn toàn hợp pháp, và thậm chí công ty không sử dụng bất cứ sơ hở về luật thuế nào của các quốc gia sở tại để tránh phải đóng thuế ở mức cao.

Theo Forbes ghi nhận, tại Anh, Apple và các công ty lớn hầu như không có trụ sở chính, mà chỉ có các chi nhánh phân phối, và họ chỉ phải đóng thuế cho những hợp đồng do chi nhánh tại Anh thực hiện theo quy định của nước sở tại, trong khi phần lớn hợp đồng được thực hiện do trụ sở công ty ở một nước khác của Châu Âu có mức thuế rất thấp.

Các nhà làm luật cho rằng cần phải thay đổi lại các quy định để chấm dứt tình trạng các công ty trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Đối với Apple, lợi nhuận từ thị trường nước ngoài đang dần trở thành nguồn thu quan trọng trong có tính quyết định trong hoàn cảnh thị trường Mỹ đang dần bão hòa. Nhu cầu về các sản phẩm của Apple tại nước ngoài khá cao, đặc biệt là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...

Theo CNET



Bình luận

  • TTCN (0)