Tòa án bác bỏ vụ kiện của Apple nhằm vào Motorola vì thái độ ngạo mạn của Apple

Vụ kiện mà Apple tiến hành nhằm chống lại Motorola tại bang Wisconsin, Mỹ, đã bị tòa án bác bỏ với sự tức giận của thẩm phán vì thái độ của Apple.

Thẩm phán Barbara Crabb đã bác bỏ toàn bộ vụ kiện của Apple chống lại Motorola vì thái độ của Apple trước khi phiên tòa diễn ra. Đây là thất bại liên tiếp của Apple vì chính thái độ ngạo mạn của mình.

Tuần trước tòa án Mexico cũng đã bác bỏ đơn kiện của Apple với hãng viễn thông iFone của Mexico, khi Apple kiện iFone xâm phạm thương hiệu iPhone của mình, trong khi hãng viễn thông iFone thành lập từ năm 2003, 4 năm trước khi iPhone đầu tiên của Apple được công bố. Tòa án Mexico đã cấm Apple bán mọi sản phẩm ở Mexico dưới tên iPhone như một sự trừng phạt cho thái độ ngạo mạn của công ty này.

Vụ kiện tại Wisconsin được Apple tiến hành nhằm chống lại Motorola liên quan tới bằng sáng chế FRAND, với lập luận rằng Motoroloa đã lạm dụng bằng sáng chế này. Apple muốn tòa án buộc Motorola cung cấp cho họ một giấy phép để sử dụng bằng sáng chế tiêu chuẩn cần thiết này với một khoản chi phí kèm theo.

Nhưng mọi rắc rối bắt đầu vào tuần trước, khi Apple đệ trình lên tòa án một thông báo rằng tòa án cần buộc Motorola cung cấp cho họ giấy phép, nhưng "Quả táo" sẽ chỉ chấp nhận quyết định của tòa án nếu như mức tính phí cấp phép không vượt quá 1 USD cho mỗi smartphone.

Nói một cách dễ hiểu là: Apple muốn tòa án cung cấp một "thỏa thuận công bằng", nhưng Apple có quyền từ chối thỏa thuận đó nếu như họ thấy rằng nó không công bằng.

Thẩm phán Crabb, người trước đây đã có ý định sẽ giải quyết tranh chấp này, đã đột ngột bác bỏ vụ kiện của Apple và mọi nỗ lực tương tự của công ty này, khi Apple dám giỡn mặt với tòa án khi tự cho mình quyền từ bỏ phán quyết quyết của tòa án khi không thích nó. Vị thẩm phán này cáo buộc Apple đang sử dụng con bài mặc cả của con buôn, chứ không phải là thật sự muốn giải quyết vấn đề. Với mọi phán quyết đưa ra, nó có tính ràng buộc với cả hai bên, và Apple phải bị ràng buộc vào mọi phán quyết mà tòa án đưa ra. Và đã quyết định bác bỏ vụ kiện của Apple.

Kết quả là Apple không chỉ thất bại trong việc có được phán quyết mà mình muốn, mà Apple cũng không có quyền nộp bất cứ một vụ kiện tương tự nào ở tất cả các tòa án khác, mặc dù Apple vần có quyền đệ đơn kháng án lên tòa án phúc thẩm, và chắc chắn họ sẽ làm như vậy.

Ngược lại với Apple, Microsoft cũng tiến hành một vụ kiện tương tự với Motorola tại Mỹ, nhưng Microsoft sẵn sàng chấp nhận ràng buộc với mọi phán quyết của toàn án về một "thỏa thuận công bằng". Và với 2 thái độ hoàn toàn trái ngược nhau, chắc chắn kết quả sẽ khác nhau. Microsoft thực sự thành tâm muốn giải quyết vấn đề, trong khi Apple chỉ đơn giản muốn thể hiện với mọi người rằng: "Tôi là người đứng đầu, và tôi chắc chắn sẽ thắng".

Ngay cả trong vụ kiện Apple - Samsung, thẩm phán cũng phải thường xuyên nhắc nhở luật sư của Apple về những yêu cầu độc đoán của họ. Và mới đây nhất, tòa án Anh đã buộc Apple phải xin lỗi lại khi họ đăng một lời xin lỗi đầy mỉa mai trong vụ kiện với Samsung, trái với phán quyết của tòa.

Có vẻ như các tác động tích lũy từ các phán quyết đã và đang xây dựng một khuôn mẫu không mong muốn về Apple, và cuối cùng làm tổn hại thương hiệu của chính Apple. Và phán quyết của tòa án Mỹ mới chỉ là những bước đầu tiền.

Theo PhoneArena



Bình luận

  • TTCN (2)
Sửa máy vi tính  2

Kỷ nguyên kiện để kiếm tiền

Apple tạo ra một sản phẩm có lẽ làm đẩy nhanh tốc độ phát triển của công nghệ nói chung và điện thoại nói riêng tuy nhiên thái độ và cách cư xử của họ làm liên tưởng đến cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới". Thắng người thì cười hả hê khinh khỉnh, thua người thì tìm mọi cách tránh né nhận sai. Trong kinh doanh thì tìm mọi cách lách luật và trốn thuế.Thiết nghĩ, Apple đang đánh mất đi lòng tự trọng mà mình cố gắng gầy dựng bao lâu!

Hoàng Đức Thọ  2093

Apple bây giờ tìm mọi cách để kiếm lợi nhuận thay vì sáng tạo.
Tất cả các vụ kiện của Apple đều nhằm mục đích không cho các đối thủ của mình vươn lên, để duy trì vị trí thống trị của mình