Công nghệ ATM trong việc liên minh kết nối hệ thống thẻ ATM đang được hình thành tại Việt Nam. Đứng về phía người sử dụng, liệu có hoàn toàn thuận lợi khi mà họ đang sử dụng dịch vụ mà chưa biết chất lượng thế nào về khả năng bảo mật thông tin và công nghệ liệu đã được đầu tư kỹ để tránh thiệt hại.

Từ việc rút hầu bao của khách hàng khi sử dụng banknetvn

Hiện tại, có ba liên minh thẻ nội địa nối kết các ngân hàng lại với nhau. Hệ thống VNBC bao gồm ngân hàng chính là Đông Á và các Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP Bank), The Commonwealth (CBA) của Australia, ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Nhà Hà Nội (HBB), và Sài Gòn Công thương Ngân hàng. Khi khách hàng giao dịch qua hệ thống này đều phải thực hiện tại ATM của hệ thống và giao dịch hoàn toàn miễn phí.

Tương tự như thế, hệ thống liên minh thẻ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink) ra đời dựa trên hệ thống liên minh thẻ của Vietcombank. Hệ thống này đã hoạt động hơn 1 năm trước khi chính thức có công ty chủ quản. Tiền thân SmartLink là là liên minh thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB). Hiện Smartlink đã có 17 trong tổng số 25 ngân hàng kết nối thành công và hoạt động ổn định với số lượng thẻ phát hành đạt 3 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 2.000 ATM và 6.000 đơn vị chấp nhận thẻ.

Giai đoạn đầu xem như thử nghiệm và chưa chính thức thu phí giao dịch. Và banknetvn khi vừa mới thành lập đã thu ngay khoản phí dành cho người dùng khi mà họ chưa thật sự thử nghiệm dịch vụ trước khi sử dụng. Banknetvn thu phí người dùng quá cao so với những gì họ giao dịch. Đơn cử, một giao dịch thông thường như truy vấn tài khoản cũng bị mất phí 2090 đồng/lần. Với giao dịch rút tiền thì phải mất phí 3960 đồng/lần. Mức phí cũng khác nhau với giao dịch tại POS.

Như vậy, banknetvn chưa qua thử nghiệm chính thức đã thu tiền dịch vụ. Điều hay là dịch vụ này không có trên biểu phí của trang chủ banknetvn mà chỉ thông qua các ngân hàng thành viên. Với một giao dịch không thành công thì banknetvn vẫn thu tiền khách hàng. Như thế, khi mà khách hàng chưa thể sử dụng dịch vụ theo như ý của mình đã phải bị trừ ngay vào tài khoản thẻ. Khách hàng khi giao dịch rút tiền mà số tiền mình nhập vượt quá khả năng cho phép của ATM như máy hết tiền, giao dịch gián đoạn đều phải trả phí cho banknetvn thông qua việc trừ vài tài khoản hiện tại.

Đến việc nuốt tiền từ tài khoản

Nguyễn Đỗ Tiến Vỹ (chủ tài khoản số 711A08529616 mở tại Ngân Hàng Công Thương) cho hay, cách đây hơn một tháng anh đã bị chính hệ thống banknetvn nuốt tiền của mình khi giao dịch tại ATM của BIDV. Anh cho hay, chiều đó, anh nhận được số tiền 150.000 đồng từ bạn nạp vào tài khoản của anh. Ngay sau đó, anh đã ra máy ATM của BIDV tại Bình Dương để rút tiền vì nơi anh ở máy Ngân Hàng Công Thương quá xa. Việc rút tiền không thành công nhưng tài khoản của anh đã bị trừ ngay chính số tiền 150.000đ như khi anh nhập, đây là số tiền anh giao dịch không thành công.

Liên hệ với BIDV thì không được giải quyết. Anh liền liên hệ với Ngân Hàng Công Thương thì trên hệ thống ghi nhận anh đã rút tiền thông qua banknetvn tại ATM BIDV. Mặc dù anh chẳng rút được tiền mà tài khoản còn bị trừ tiền giao dịch? Ở đây, sẽ thấy hai nghi vấn. Một là hệ thống banknetvn có vấn đề? Vì nếu giao dịch thành công thì anh đã rút được tiền và bị trừ phí giao dịch. Còn nếu đã trừ phí giao dịch thành công thì tại sao anh lại không rút được tiền mà tài khoản gốc còn bị trừ số tiền hơn 150.000 đồng bao gồm cả phí giao dịch. Hai là hai ngân hàng đã để quyền lợi khách hàng lơ lửng khi sử dụng banknetvn. Và ngay cả khi giao dịch không thành công thì banknetvn cũng chưa có quy định nào? Phải chăng banknetvn đang phó mặt cho khách hàng sử dụng sự rủi ro khi sử dụng hệ thống dù rằng chưa ai có thể chắc rằng hệ thống này hoàn toàn tin tưởng.

Và... rút phải tiền không đủ khả năng lưu thông

Lúc này, khách hàng chẳng còn gì mà lý giải. Họ buộc phải ra lại ngân hàng Công Thương để đổi lại. Các ngân hàng lúc nào cũng viện cớ là tiền trong máy đều đủ tiêu chuẩn lưu thông nhưng khi khách hàng rút xong thì mới thấy. Thế mới thấy thượng đế phải vất vả như thế nào do lỗi từ ngân hàng và sự tha hóa đạo đức của cán bộ thu ngân là có cơ sở.

Nỗi lo chồng chất nỗi lo

Ảnh
Hình: Biểu phí banknetvn trên trang Web của Ngân Hàng Công Thương.

Ngày 21/11/2007, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác kết nối hệ thống giữa hai bên.

Trong giai đoạn đầu kết nối thử nghiệm, mỗi bên sẽ chỉ định một ngân hàng thành viên thuộc mạng thanh toán của mình để tham gia triển khai kết nối thí điểm. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - đại diện cho Banknetvn sẽ kết nối với Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) - đại diện cho Smartlink.

Dù rằng đây là một phương án xem chừng hiệu quả nhưng các quy định vẫn còn quá lỏng lẻo gây phiền toái cho khách hàng khi sử dụng nhất là các khách hàng giao dịch không thành công. Như vậy, nếu thật sự banknetvn với cách hành xử như trên cũng như có một biểu phí chưa phù hợp thì ai sẽ dám sử dụng dịch vụ liên minh này? Cũng như trường hợp mất tiền khi giao dịch thì ngân hàng nào sẽ đảm nhiệm giải quyết cho khách hàng? Điều này không thấy trong việc bồi thường của chính liên minh và từng ngân hàng. Phải chăng các liên minh cũng như ngân hàng đã bỏ vấn đề quyền lợi người dùng ngoài tai?

PLMĐ.



Bình luận

  • TTCN (0)