Công nghệ màn hình "cảm biến" hay “chạm” không còn là điều mới mẻ của tương lai - nó gần như là một tính năng không thể thiếu của các thiết bị di động.
Cuối những năm 2000 mọi người cho rằng Apple có trách nhiệm về màn hình cảm biến, sau khi làm rung chuyển ngành di động với iPhone. Công ty này đã không phát minh ra màn hình cảm biến mà sáng tạo ra nó. Công nghệ này trở nên hữu ích nhiều hơn và có thể thương mại rộng rãi.
Màn hình cảm biến, một màn hình nhạy cảm khi con người “chạm” tới hay là nhờ một cái bút trâm, đã có gần nửa thế kỉ. Công nghệ này được sử dụng trong các máy ATM, các hệ thống GPS, các quầy rút tiền, các máy giám sát y tế, các bàn phím trò chơi, máy tính, điện thoại và tiếp tục xuất hiện trong các công nghệ mới hơn.
E.A. Johnson được cho là người đầu tiên phát triển màn hình cảm biến vào năm 1965. Nhưng máy tính bảng được cấp phép vào năm 1969, có thể đọc khi “chạm” vào, và được sử dụng để điều khiển điều hòa nhiệt độ vào khoảng năm 1995.
Bent Stumpe và Frank Beck, hai kĩ sư ở tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN), đã phát triển một màn hình cảm biến trong suốt, điện dung đầu những năm 1970. Loại màn hình này phụ thuộc có một vật thể nhấn mạnh vào bề mặt, và sẽ chỉ phản ứng với các vật thể nhất định như bút kim trâm. Màn hình này được CERN sản xuất và sử dụng vào năm 1973.
Samuel G. Hurst đã làm nên màn hình cảm biến có điện trở vào năm 1971. Bộ cảm biến của Hurst, được gọi là “Elograph” được đặt tên sau khi khi công ty Elographics của ông ra đời, nhưng không được sản sản xuất và bán xuất đại cho tới đầu những năm 1980.
Không giống một màn hình điện dung, thiết kế điện trở phải được làm từ nhiều lớp, và phản hồi để “chạm” nhờ ngón tay hay bút kim trâm. Lớp ngoài sẽ rung động dưới bất kì cái “chạm” nào, và được đẩy trở lại lớp đằng sau nó. Điều này hoàn tất một vòng cho thiết bị để phần nào của màn hình được “chạm”.
Công nghệ đa chạm bắt đầu vào năm 1982, khi Đại học Toronto đã phát triển một máy tính bảng có thể đọc nhiều điểm tương tác. Bell Labs đã phát triển một màn hình chạm có thể thay đổi các hình ảnh nhờ chạm tay hơn một lần vào năm 1984. Cùng lúc, Myron Krueger đã phát triển một hệ thống qua theo dõi sự các cử động của tay. Đây là sự khởi đầu cho những động tác chúng ta đã thích nghi dễ dàng như ngày nay.
Một năm sau, Đại học Toronto và Bill Buxton, một nhà khoa học máy tính và tiên phong trong tương tác con người - máy tính, đã sáng tạo ra máy tính bảng đa chạm sử dụng công nghệ điện dung.
Vào những năm 1990, nhà khoa học máy tính Andrew Sears đã tiến hành một nghiên cứu học thuật về tương tác con người - máy tính. Báo cáo này mô tả các động tác chạm một lần như quay các nút bấm, đánh mạnh để kích hoạt - và nhiều động tác đa chạm như kết nối các đồ vật và bấm để chọn.
Trong vài thập kỉ qua, công nghệ màn hình chạm tiếp tục chứng minh sự sáng tạo. Các màn hình trở nên dễ lĩnh hội “nhạy cảm” hơn, và nhiều công cụ chạm sáng tạo đã được dành cho các thiết bị.
HP-150 là một trong những máy tính màn hình “chạm” được thương mại hóa sớm nhất, được sản xuất vào năm 1983. Tính năng này bao gồm một loạt các chùm ánh sáng hồng ngoại đã lướt qua trước màn hình. Bạn có thể “chạm” màn hình để phá vỡ tia hồng ngoại và di con chuột đến chỗ nào thích. Máy tính này ban đầu được bán với giá 2.795 USD.
Atari 520ST là hệ POS đầu tiên được thương mại, được các nhà hàng sử dụng cho tới ngày nay. Năm 1986, phần mềm máy tính màu 16 bit này được Gene Mosher sáng tạo ra theo đăng kí bản quyền của ViewTouch.
Apple đã sáng tạo vào năm 1987 chiếc ADP hay là bus máy tính để bàn, phiên bản đầu tiên của cáp USB. Lần đầu tiên, nhiều thiết bị - như chuột hay bàn phím - có thể được lắp vào đồng thời. Công nghệ nhiều sau đó được sử dụng trên các máy smartphone và máy tính bảng.
Simon của IBM là điện thoại đầu tiên với một màn cảm biến vào năm 1992 - cũng được xem như là “smartphone” đầu tiên, dù thuật ngữ này chưa được nghĩ ra. Một vài đối thủ cạnh tranh cũng manh nha đầu những năm 1990 nhưng phần lớn các thiết bị với màn hình cảm biến giống với các máy hỗ trợ số cá nhân (PDA) nhiều hơn.
FingerWorks, một công ty nhận dạng động tác, đã sản xuất ra một dòng sản phẩm đa chạm vào năm 1998, trong đó có iGesture Pad và bàn phím TouchStream. Công ty này đã được Apple mua vào năm 2005.
Năm 2007, Apple đã tung ra công nghệ màn hình “chạm” được sáng tạo nhất mà từng được chứng kiến. Giao diện iPhone hoàn toàn “chạm”, gồm bàn phím ảo nổi tiếng. Dòng iPhone của Apple đã dẫn tới các thiết bị khác như iPod Touch và iPad.
Thậm chí vào thời kì đầu của iPhone, các đối thủ nghi ngờ ý tưởng Apple là đầu tiên. Một năm trước khi iPhone được tung ra, PRADA của LG đã tung ra màn hình có khả năng cảm biến đầu tiên. Samsung và Nokia cũng có các máy điện thoại di động dựa trên cảm biến trong công việc nhưng chưa tung ra. Nokia không lựa chọn việc tung ra do rủi ro chi phí. Samsung cho tới nay vẫn “chiến đấu” với Apple ai là người đầu tiên tung ra màn hình “chạm”.
Sự bùng nổ thị trường màn hình chạm đã vượt ra khỏi điện thoại di động sang các thiết bị khác như bàn điều khiển trò chơi hay máy tính bảng.
Cuối những năm 2000 chứng kiến một cuộc đua giữa các đối thủ công nghệ để sản xuất ra máy tính bảng chất lượng nhất. Apple, Microsoft, Amazon, Samsung, Google và các hãng khổng lồ khác đã sản xuất nhiều thiết bị với công nghệ màn hình “chạm”. Hiện có một số màn hình “chạm” thậm chí còn linh hoạt hơn.
Ngày nay, gần như bất cứ thứ gì đều có thể được chuyển lên bề mặt tương tác từ các loại máy điện thoại “chạm”, máy tính, tivi, bàn phím game - thậm chí cả bàn ngồi làm việc và nhiều sản phẩm khác. Trẻ em rất thích công nghệ màn hình “chạm” và đang nhanh chóng thích nghi và rồi nhanh chóng có thể phát triển những hành vi trong cuộc sống thực.
Theo ICTPress/Mashable
Bình luận