TV Bordeaux đã mang lại "thắng lợi" lớn cho Samsung.

Thị trường TV luôn sôi động với những model đời mới liên tục được trình làng, điều đặc biệt là sản phẩm của hãng sản xuất điện tử đến từ Hàn Quốc là Samsung luôn vượt trội hơn các tên tuổi của Nhật Bản: Sony, Panasonic, và Sharp. Vì sao vậy?

Cứ mỗi buổi sáng thứ Hai, ông Lee Chun Jae bắt đầu tuần làm việc tại Samsung Electronics bằng cách khởi động dây chuyền sản xuất tai các nhà máy trên khắp thế giới. Lee là giám đốc điều hành một trong tâm chỉ huy gồm 70 thành viên của hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng sản phẩm của Samsung (SCM). Cũng trong ngày thứ Hai, ông gửi các hướng dẫn sản xuất và đi thị sát tại 20 nhà máy sản xuất màn hình và TV tại 11 nước trên thế giới. Trước đó, trong hai ngày cuối tuần, hệ thống dây chuyền cung ứng đã lậpt dự báo doanh số hàng tuần, hàng tháng và hàng quý dựa trên doanh số, quy trình sản xuất và việc phát triển sản phẩm của tuần trước đó. Ông Lee cho rằng việc làm này giống như là một người “nhạc trưởng”, SCM giúp toàn bộ bộ phận hoạt động một cách đồng bộ, hài hòa với nhau

Hệ thống SCM chính là vũ khí quan trọng nhất giúp Samsung chiếm vị trí trí hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử với sức cạnh tranh khốc liệt, vượt mặt cả những tên tuổi lớn của Nhật Bản, như Sony, Matshushita và Sharp.

Các hãng sản xuất của Nhật vẫn thường chiếm lĩnh thị trường TV thế giới. Nhưng trong năm 2007, năm thứ 2 liên tiếp. Samsung được vinh danh là hãng sản xuất TV hàng đầu thế giới. Số liệu của hãng nghiên cứu thị trường DisplaySearch cho thấy, thị phần của Samsung đã đạt 13,6% trong tổng doanh số TV bán ra trên toàn cầu, so với đối thủ đáng gờm nhất là LG Electronics với 11,4%. Tiếp sau đó là Philips 7,4%, và Sony 6,6%.

Ảnh
TV LCD 70 inch của Samsung

Trên thị trường TV màn hình phẳng thì Samsung chiếm 17,2% thị phần, bỏ xa đối thủ đứng thứ hai là Sony 10,6%. Tiếp đó là Philips 10,2%, LG 9,7%, và Sharp 8,9%.

Học từ những đợt thử nghiệm và từ những thất bại

Các giám đốc điều hành của Samsung ghi nhận công sức của Lee trong việc điều phối các nhà máy trải dài khắp thế giới của Samsung. “Nỗ lực của ông Lee đã giúp Samsung chiếm được “ngôi vua” trên thị trường TV”, Yoon Boo Keun – Phó chủ tịch phụ trách bộ phận TV và màn hình của Samsung – nhấn mạnh. “SCM đã giúp Samsung vượt xa các đối thủ”.

Hệ thống SCM bắt đầu được thành lập sau khi xảy ra đợt khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990, nhưng 3 năm trở lại đây, bộ phận này mới bắt đầu tạo ra vũ khí lợi hại để xây dựng được hình ảnh Samsung vững mạnh. “Bí quyết quan trọng nhất đó là một khả năng phân tích thị trường rất sâu sắc cộng với sự nhạy bén trong việc đáp ứng cung cầu thay đổi liên tục của thị trường”, ông Yoon nhận xét.

Với một ngành công nghiệp, việc giá bán rớt một cách không phanh thì việc duy trì hàng tồn kho ít nhất có thể là một việc cực kỳ quan trọng. Trong khi đó, các hãng sản xuất TV thì còn phải chịu một áp lực nữa là: bất cứ khi nào giá bán rẻ giảm thì các đại lý bán lẻ, như Best Buy và Circuit City, sẽ yêu cầu các hãng sản xuất đền bù chenh lệch giá cũ và giámới cho hàng tồn kho. Vì thế, giảm số hàng tồn là điều cực kỳ quan trọng. Samsung đã giảm được số ngày hàng tồn kho từ 21 ngày của năm 2004 xuống còn 15 ngày. Các hãng sản xuất khác không công bố ngày tồn kho nên rất khó để so sánh được sự hơn kém.

Một điều quan trọng nữa là tốc độ gia nhập thị trường của những mẫu TV mới, và Samsung đã cập nhật sản phẩm mới “nhanh gấp đôi so với các đối thủ”, ông Yoon tự hào. “Một lợi thế mà chúng tôi có được, có lẽ là không một hãng nào có thể cạnh tranh được, đó là chúng tôi có thể xuất xưởng loạt sản phẩm đồng thời trên toàn bộ thị trường thế giới”. Việc ra mắt các sản phẩm mới vào những thời điểm khác nhau làm tăng chi phí marketing và giảm sự thu hút với người tiêu dùng. Còn nếu cùng tung một loạt sản phẩm với nhiều kích cỡ và công nghệ khác nhau thì chắc chắn sẽ thu hút được những cặp mắt tò mò của người tiêu dùng.

Lớn mạnh từ TV độ nét cao HDTV

Điều quan trọng không kém nữa là chuẩn hóa các bộ phận để dùng chung trong các model khác nhau. Vì dụ, Samsung sử dụng các bản mạch giống nhau cho cả hai dòng TV LCD 32 inch bán ra thị trường châu Âu và TV Plasma 60 inch bán cho Mỹ.

Bắt đầu từ năm tới, tất cả TV Samsung sẽ dùng chung một phần mềm. Những nỗ lực này đã giúp Samsung giảm tối đa thời gian ra mắt sản phẩm mới trên toàn thế giới xuống còn 4 tuần, so với 16 tuần trong năm 2005. Việc chuẩn hóa này sẽ giúp các nhà máy ở châu Âu gặp rắc rối về vấn đề cung ứng sản phẩm có thể nhờ đến các nhà máy ở châu Á trợ giúp, cung cấp đủ số hàng đang thiếu.

Ảnh
HD LCD TV 40 inch chỉ mỏng có 1cm của Samsung.

Các nhà lãnh đạo của Samsung đều tin tưởng sự lớn mạnh của hãng là nhờ vào tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của TV độ phân giải cao HDTV. “Chúng tôi rất tự tin để nói rằng, Samsung sẽ đạt tốc độ tăng trưởng lớn gấp hai tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp TV”, Chu Woo Sik, Phó GĐ điều hành bộ phận quan hệ nhà đầu tư của Samsung, khẳng định.

Theo DisplaySearch, lợi nhuận của bộ phận TV của Samsung đạt 18,6 tỷ USD trong năm 2007, tăng từ 3,3 tỷ USD của năm 2004. Samsung đặt mục tiêu cho bộ phận TV LCD, thị trường chủ chốt, trong năm nay sẽ là 18 triệu và 20 triệu chiếc, tăng từ 13 triệu chiếc của năm 2007.

Trong khi đó, lợi nhuận hoạt động của toàn công ty trong năm nay được dự báo sẽ tăng 46%, đạt 9 tỷ USD trong tổng số doanh thu 78 tỷ USD, tăng 19% nhờ hoạt động kinh doanh màn hình LCD và điện thoại “ăn nên làm ra”.

Chúng ta nên biết rằng, tỷ suất lợi nhuận trong ngành công nghiệp TV không bao giờ cao cả. Nhưng Samsung đã duy trì được con số đáng nể trong suốt 2 năm qua, dao động trong khoảng 5-9%.

Đầu tư cho kiểu dáng “độc”

Samsung có được sự lạc quan này một phần là nhờ những kiểu dáng thiết kế rất sáng tạo từ 6 trung tâm thiết kế của hãng tại ba khu vực: châu Á, Mỹ và châu Âu. Những mẫu TV có kiểu dáng độc đáo của Samsung rất đồng bộ với trào lưu thiết kế nội thất hiện nay. “Người tiêu dùng ngày càng thích dùng TV kích cỡ lớn như là vật trí nội thất trong phong khác. Vì thế, các nhà thiết kế phải để ý đến sự khéo léo và phong cách trong kiểu dáng TV”, Kang Yun, GĐ thiết kế của Samsung, nhấn mạnh.

Ảnh
Sắp có mẫu TV mới mang dáng vẻ của một viên pha lê

.Bordeaux TV là sản phẩm có kiểu dáng độc đáo như thế. Các nhà thiết kế đã tháo bỏ những hệ thống loa phía trước máy để trông sạch sẽ hơn, đơn gản hơn. Vẻ ngoài bóng bẩy của nó càng tăng thêm sức hấp dẫn cho căn phòng. Samsung đã bán được 8 triệu TV Bordeaux kể từ khi tung ra thị trường trong năm 2006, vượt quá mục tiêu ban đầu đến 1 triệu chiếc. Trong tháng này, Samsung tiếp tục ra mắt một model có thiết kế độc đáo nữa, trông rất giống một viên pha lê. Có thể sẽ còn mang lại thành công vang dội hơn cả dòng TV Bordeaux.

Mọi mọi thứ đúng như kế hoạch của Samsung thì thành công trên “mặt trận” TV sẽ giúp bộ phận sản xuất thiết bị số phát triển hơn nữa. “Hy vọng tên tuổi của Samsung sẽ lớn mạnh hơn nữa trên các thị trường khác, như điện thoại, laptop, máy in…”

Mặc dù vậy, không phải ai cũng tin Samsung sẽ làm được điều này. Michael Min, một chuyên gia công nghệ của quỹ Tempis Capital Management, cho rằng, dù Samsung đã hội đủ mọi yếu tố để vững chãi với vị trí hàng đầu trên thị trường TV trong tương lai gần, nhưng việc chuyển đổi sang TV số và HDTV mới chỉ đang bắt đầu, “cuộc đua sẽ còn rất dài”. Theo ông, các sản phẩm cao cấp của Sony và Sharp sẽ xâm lấn thị phần của Samsung. “Không nói thị trường máy in, laptop, “ngôi vua” trên “lãnh địa” TV của Samsung chưa có gì là chắc chắn cả”, Michael Min nhấn mạnh.

Có thể nói, 15 năm qua, Samsung đã vượt mặt các đối thủ đến từ Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất chip nhớ, ĐTDĐ và màn hình phẳng. Mãi đến đầu thập kỷ này, rất ít người có thể nghĩ được rằng Samsung sẽ đánh bại Sony hay Sharp trên thị trường TV. Có lẽ các hãng sản xuất máy in và laptop, như Dell, Toshiba và Hewlett-Packard, cũng phải cẩn thận.

(Theo Dantri/BusinessWeek)



Bình luận

  • TTCN (0)