Trong năm 2012 vừa qua, rất nhiều cải tiến mới dành cho smartphone Android đã gây được nhiều ấn tượng cho người dùng như 4G LTE, hỗ trợ 3D, công nghệ NFC và sạc không dây.
Vậy trong năm tới, người dùng sẽ trông đợi các nhà sản xuất Android smartphone ở những điều gì?
Màn hình uốn dẻo
Kích thước màn hình ngày càng lớn đang là xu hướng vô cùng nổi bật đối với smartphone. Tuy nhiên, smartphone ngày càng lớn lại không thực sự tiện dụng khi người dùng khá vất vả để tìm chiếc túi vừa với chiếc điện thoại của mình. Chính vì thế mà rất nhiều nhà sản xuất, tiêu biểu nhất là Samsung, đã tìm đến một giải pháp khác, đó là màn hình uốn dẻo. Màn hình uốn dẻo cho phép người dùng vừa được sử dụng chiếc điện thoại với màn hình rộng lại vừa vừa có khả năng thu nhỏ nhờ màn hình được gấp lại. Trong nửa đầu năm 2013, Samsung sẽ là doanh nghiệp tiên phong trong việc tung ra thị trường màn hình AMOLED, được Samsung đặt tên là YOUM. Chắc chắn, năm 2013 sẽ là một năm sôi động cho thị trường màn hình uốn dẻo.
Cải thiện dung lượng pin
Cải thiện dung lượng pin thực ra không phải là một đề tài mới. Vấn đề pin của các siêu phẩm smartphone hay tablet luôn được quan tâm trên khắp các mặt báo. Kích thước màn hình càng lớn, thiết bị càng nhiều chức năng, pin lại càng hao nhanh, ví dụ như HTC Droid DNA chỉ có thời lượng pin vỏn vẹn 5 tiếng. Chẳng người dùng nào có thể hài lòng với chiếc điện thoại có pin kém. Chính vì thế, năm 2013 tới là thời điểm để các nhà sản xuất smartphone khắc phục nhược điểm này.
Cùng với kích thước điện thoại ngày càng lớn, kích thước pin cũng lớn theo, tuy nhiên pin to lại không có nghĩa là dung lượng pin cũng tốt. Nhà sản xuất nên chú ý sản xuất loại pin nhỏ hơn nhưng cho thời gian sử dụng lâu hơn.
Biện pháp khác phục hiện tại cho dung lượng pin ngắn đó là sạc không dây và sạc đeo (hiện đang được quan tâm nghiên cứu).
Nhiều ăng-ten hơn
Dường như khi sản xuất smartphone, nhà sản xuất đã quên rằng cái họ sản xuất trước hết là một chiếc điện thoại có chức năng nghe gọi chứ không phải là một thiết bị đa phương tiện với đầy đủ các ứng dụng. Nhiều smartphone bị nhận định là ho khả năng nhận tín hiệu kém, khiến người dùng không thể nhận cuộc gọi hoặc bị ngắt cuộc gọi giữa chừng, khó truy cập mạng qua 3G trừ khi bắt Wi-Fi.
Mong muốn của người dùng đó là smartphone được gắn nhiều ăng-ten hơn, vừa giúp tăng khả năng bắt sóng mà lại còn giảm năng lượng cần thiết tương ứng.
Điện thoại cứng hơn
Smartphone tuy đẹp với vô số chức năng nhưng nó sẽ có nguy cơ hỏng hóc cao nếu người dùng chẳng may làm rơi nó. Để khắc phục tình trạng này, người dùng đã phải trang bị thêm các tấm ốp lưng để bảo vệ máy (dù việc sử dụng tấm ốp làm giảm khả năng tản nhiệt cho máy, cũng là một tác nhân làm hỏng máy).
Trong năm 2013 tới, người dùng sẽ cảm thấy ưa thích những chiếc smartphone với vỏ cứng và an toàn hơn, có thể bảo vệ được các linh kiện bên trong và đồng thời cũng khiến cho điện thoại mỏng hơn. Hiện tại, có 2 loại vật liệu đáp ứng được yêu cầu này, đó là Gorilla Glass 2 và Kevlar. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể nghĩ đến một bước tiến lớn hơn nữa, ví dụ như điện thoại chống nước chẳng hạn.
Wi-Fi tốt hơn
Đây là vấn đề nằm trong phạm vi của các nhà mạng. Trên thực tế, suốt năm 2012, dù nhiều nhà mạng quảng cáo về các gói dữ liệu di động không giới hạn, nhưng thực sự là có "giới hạn".
Chuẩn Wi-Fi 802.11ac được cho sẽ là giải pháp khắc phục vấn đề này khi nó giúp tăng tốc độ kết nối Wi-Fi cho tất cả các thiết bị. Hiện tại, công nghệ này đã có mặt trên một vài smartphone. Ước mơ của người dùng đó là có thể kết nối Wi-Fi ở nhà nhanh chóng, an toàn mà không phải kèm theo các biện pháp bảo mật.
Theo Android Authority
Bình luận