Toàn cảnh Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế” diễn ra sáng 21/12/2012. Ảnh: N.M.

Nhiều ý kiến trái chiều đã được công khai tranh luận tại Hội thảo "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế" diễn ra sáng nay, 21/12/2012 ở Hà Nội.

“Khơi mào” cho cuộc tranh luận về việc có nên đưa 4 kí tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt hay không là phần tham luận của TS. Đào Tiến Thi, Nhà xuất bản Giáo dục.

Bàn về việc hệ thống chữ cái tiếng Việt hiện nay có cản trở sự phát triển của CNTT-TT hay không, TS. Thi chia sẻ: “Một số người vẫn nghĩ rằng đưa 4 kí tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái sẽ thuận lợi hơn cho ngành CNTT và sự hội nhập của đất nước. Ý kiến này cảm tính và có sự nhầm lẫn về khái niệm. Tôi chưa thấy chuyên gia CNTT nào nêu ý kiến rằng phải có 4 kí tự F, J, Z, W trong bảng chữ cái. Ý kiến cần đưa F, J, Z, W vào bảng chữ cái lại là của những người “ngoại đạo””.

Ông Thi lưu ý: “Có người nghĩ rất hồn nhiên là thấy trên bàn phím máy tính có các kí tự đó, mà bàn phím thuộc về CNTT thì ắt các chữ ấy cũng cần cho CNTT. Một điều hiển nhiên dễ thấy là từ trước đến nay, không cần các kí tự đó trong bảng chữ cái thì những chuyên gia CNTT vẫn làm việc bình thường, vẫn làm việc với các kí tự mà chẳng cần biết nó có trong bảng chữ cái tiếng Việt hay không”.

“Giả sử bộ chữ viết nói riêng và tiếng Việt nói chung hiện thời gây khó khăn cho CNTT (trong việc mã hóa, tạo ra các bộ gõ, trong dịch tự động…) thì nhiệm vụ của CNTT là bằng mọi cách tìm ra các quy luật của chữ Việt, tiếng Việt để xử lí chứ không phải nắn tiếng Việt sao cho “dễ” với CNTT. Có thể ví tiếng Việt là cái chân, còn CNTT là cái giày và giày phải làm theo chân chứ không thể gọt chân cho vừa giày. Việc làm giày chắc không phải quá khó đối với những chuyên gia CNTT. Rắc rối như chữ Hán mà người Tàu cũng làm được kia mà”, ông Thi nhấn mạnh.

Đồng quan điểm không nên đưa thêm 4 kí tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt vì gây tốn kém và không cần thiết, ông Nguyễn Chí Công, Trưởng Ban Tiêu chuẩn CNTT Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, mở rộng vấn đề hơn bằng ví dụ giới trẻ hiện nay khi nhắn tin dùng chữ “wá” thay cho chữ “quá” bởi vì bàn phím điện thoại di động có chữ “w”.

“Các nước khác khi nhập công nghệ kĩ thuật nước ngoài vào thì bắt nhà sản xuất phải chế tạo cho phù hợp với tiêu chuẩn chữ viết của họ. Trong khi chúng ta đang sai lầm ở chỗ “nhường sân” ở nơi đáng lẽ phải khẳng định và thực hiện chủ quyền dân tộc. Nhà nước cần yêu cầu các nhà sản xuất máy tính phải làm ra những bàn phím thuận tiện cho việc gõ tiếng Việt”, ông Công khuyến nghị.

Ở “phe” đối lập, TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục & Đào tạo, người đã từng khuấy động dư luận bằng đề xuất đưa 4 kí tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt hồi tháng 8 năm ngoái, tiếp tục phản biện lại ý kiến của những người quyết tâm loại bỏ 4 kí tự F, J, Z, W khỏi bảng chữ cái với lí do bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Ông Ngọc đề nghị: “Khi nói về sự trong sáng của tiếng Việt, phải xác định lại ý nghĩa của khái niệm “trong sáng”. Sẽ là sai nếu cứ nói “trong sáng” là phải giữ gìn bảng chữ cái truyền thống. Bởi người Việt rất năng động và tiếng Việt hiện nay vay mượn rất nhiều, về mặt âm thì mượn tiếng Hán, về mặt từ ngữ thì cũng đã mượn nhiều từ của tiếng Pháp… Nếu cứ giữ gìn truyền thống thì tiếng Việt không thể như ngày nay”.

Bầu không khí của Hội thảo có phần căng thẳng khi ông Ngọc đề nghị “phe đối lập” cần có những nhận định lịch sự hơn, tránh quy kết, chửi bới thế hệ ngày nay rằng họ đã làm thay đổi truyền thống của chữ Việt và tiếng Việt.

Một điểm đáng lưu ý, có thể do Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kĩ thuật Việt Nam và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức, nên hầu hết tham luận và ý kiến tranh luận đều là của những người thuộc giới ngôn ngữ. Tiếng nói của giới CNTT và những người ủng hộ đề xuất thêm 4 kí tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái để phù hợp hơn với xu thế của thời đại số hóa có vẻ “lép vế” hơn.

Theo ICTnews




Bình luận

  • TTCN (18)
Th74  2

Không nên thêm 4 ký tự đó

Tôi thấy cũng may, hiện chúng ta chủ yếu có bàn phím US, chứ nếu không chúng ta còn phải thêm nhiều nữa và khi đó bảng chữ cái của chúng ta là tổng hợp của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới này.

Đỗ Hùng Lâm  1

ý kiến việc không nên thêm ký tự vào bảng chữ cái

Mình với tư cách là đọc giả bình thường, có ý kiến như sau: không phải cứ thấy khó khăn trong lãnh vực nào đó là tìm cách thêm và sửa bảng chữ cái tiếng Việt, nếu ai cũng làm thế thì sau 100 hay 200 năm nữa người Việt sẽ không thể đọc được các chữ viết của thế hệ chúng ta hôm nay, đó là một thất bại. Tôi nhận thấy bộ chữ cái của chúng ta hiện tại là ổn, vấn đề là chúng ta phải tìm cách giáo dục ý thức lớp trẻ sao cho họ có nhận thức đúng đắn để không làm "méo" đi chữ Việt khi sử dung hàng ngày và các lãnh vực khác nên tìm cách hòa nhập vào bộ chữ cái hiện tại hơn là tìm cách sửa bảng chữ cái.

Đức Nhân Lê  1

GD VN

Thế thì học cmn bảng chữ cái la tinh cho rồi, học bảng chữ tiếng Việt làm chi rồi lại bổ sung. dạy lun uw= ư cho rồi... cứ đề cao giữ gin` sự trong sáng, trong khi giới trẻ hiện nay chỉ đến cái j thuận tiện nhất... có ai thèm giữ cái quái j đâu mà các chú ngành giáo dục cứ xoắn lên

Nguyễn Hồng Khanh  9

Tàm xàm

Đúng là tàm xàm ba láp. ai bảo dân CNTT ko xài 4 chữ đó. chỉ chữ F thôi dân lập trình PHP như tôi đã dùng vòng lặp for hay foreach rồi. còn W thì dùng vòng lặp while. Còn Z nữa. bỏ đi thì CSS thuộc tính z-index để chó gậm à. Chữ J bỏ đi lấy quái gì mấy người gõ Telex bỏ được dấu nặng. Chẵng lẽ mỗi lần bỏ dấu nặng phải chuyển về VNI ==> bất tiện. Cái bọn nào muốn bỏ 4 chữ đó thì tự coi lại mình đi. Mình ko dùng thì để người khác dùng. Mấy ông tự tổ chức Hội thảo rồi tự mình quyết định à

Le Van Tinh  5

Có đọc ko mà phản hồi rứa

Đang bàn về Bảng chữ cái Tiếng Việt có liên quan gì đến bàn phím máy tính đâu.... đầu óc có vấn đề ah!
cứ thấy thiếu là thêm vào thì ko biết bao nhiêu cho đủ...
mà bản chữ cái bây giờ có còn thiếu từ gì nữa đâu có nhiều từ Tiếng Việt có tiếng khác không có đâu nhé

Jillian  155

Ban nen doc cho ky bai viet truoc khi chi trich nguoi khac nhe. Ho ban viec them vao va cung co ban viec bo di. Ban chu cai tieng viet von di khong co 4 chu do, bo di la bo nhu the nao? 1 lan nua, doc lai bai viet truoc ban nhe.

Le Van Tinh  5

Bảng chữ cái Tiếng Việt ko có 4 chữ đó thì làm sao bỏ bạn hjhj!!!
Người ta muốn thêm vào cho bản chữ cái Tiếng Việt giống với bản chữ Latinh cho nó đơn giản với CNTT nhưng như vậy Bảng chữ cái Tiếng Việt lại có 4 ký tự đại diện cho 4 dấu...sau nàu mà gõ "quạ" thành "waj" hahaha thêm từ mới rồi

Jillian  155

Mình không hiểu đề xuất bỏ 4 chữ cái đó là bỏ như thế nào? Không lẽ yêu cầu tất cả nhà sản xuất máy tính và điện thoại loại bỏ các ký tự đó cho sản phẩm sản xuất tại VN? Tất cả những gì liên quan tới phần mềm và công nghệ đều bị ảnh hưởng từ tiếng anh nặng nề, nếu bỏ những chữ đó sẽ ảnh hưởng tới người dùng. Anh không thể cứ đề xuất cắt bỏ những thứ anh không xài mà không cần biết người ta có xài hay không. Giữ F,J,Z,W gây tốn kém chỗ nào nhỉ? tốn nhựa để làm 4 cái phím à?
Còn cái quan điểm "thêm vào để hội nhập tốt hơn" thì cũng hơi bị lạ. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, có nước nào xài bảng chữ cái Latin đâu? Họ có hội nhập không? Có. Người nào dám nói Nhật không hội nhập bằng VN thì nên coi lại.
Tôi thấy mấy cái việc này hơi bị "ruồi bu". Tiếng Việt sao thì để vậy đi, bao nhiêu thế hệ học chữ, có ai phàn nàn kêu la gì đâu. Sự thay đổi trong ngôn ngữ đến từ người dân và nhu cầu chứ không phải 1 đám "học giả" ra quy tắc và người người làm theo.

Le Van Tinh  5

Bạn đọc kỹ lại nhé!

ở đây là đề xuất thêm vào bảng chữ cái Tiếng Việt chứ không phải là bỏ bốn chữ đó ra khỏi bàn phím máy tính...!

Jillian  155

“Các nước khác khi nhập công nghệ kĩ thuật nước ngoài vào thì bắt nhà sản xuất phải chế tạo cho phù hợp với tiêu chuẩn chữ viết của họ. Trong khi chúng ta đang sai lầm ở chỗ “nhường sân” ở nơi đáng lẽ phải khẳng định và thực hiện chủ quyền dân tộc. Nhà nước cần yêu cầu các nhà sản xuất máy tính phải làm ra những bàn phím thuận tiện cho việc gõ tiếng Việt”, ông Công khuyến nghị."

Ban doc ky lai bai viet nhe.

Le Van Tinh  5

Ý người ta muốn làm bàn phím thuận tiện cho Gõ Tiếng Việt chứ có nói bỏ hay thêm đâu....là kiến nghị. cái này thì vừa Việt vừa Latinh là được thích cái nào thì chiều...Thái, Lào nó làm từ lâu rùi...! vừa Thái vừa LaTinh đó!
Còn cái chủ đề chính là thêm 4 chữ vào cái Bảng chữ cái Tiếng Việt để cho con cháu nó học sau này mà "quá" thì thành "wá" đó !

Mr. Ngọc Ẩn  79

Bạn thấy đấy, các loại bàn phím ở Nhật, TQ đều có in kèm các ký tự chữ viết của họ và còn rất nhiều nơi trên TG cũng làm điều đó, nhưng ở VN thì không.

Vậy nên theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình thì ý định "thực hiện chủ quyền dân tộc" trên các thiết bị CNTT không phải là gỡ bỏ các phím đó, mà có thể khi nhắn tin bằng ĐT, khi ở chế độ nhập tiếng việt thì sẽ ưu tiên hiển thị ra tiếng Việt thay vì hiển thị W, F, Z, J.

Trên các dòng điện thoại smartphone thì đã thực hiện được nhưng trên các dòng điện thoại feature phone thì vẫn chưa thực hiện được.

Ở đây cần phân biệt không cho phép đưa các chữ cái đó vào tiếng Việt chứ không phải gỡ bỏ nó ra khỏi các thiết bị!

gialang  4

Rảnh việc

Mấy ông này ko có việc gì làm à ?

yubt  1

Không nên thêm ký tự vào bảng chữ cái

Tiếng việt là của người việt, tiếng anh là chuẩn quốc tế tuỳ trường hợp sử dụng không nhất thiết phải nhập hai bảng chữ cái mới là "hội nhập quốc tế". Còn về lĩnh vực công nghệ thì mình đồng tình với những ý kiến của TS. Thi

Khoan Cắt Bê Tông  30

Vấn đề ở đây là bảng chữ cái tiếng Việt, không phải là bàn phím máy tính. Nhiều bác ở đây chả biết có phân biệt được hay không nữa. Nói chung, việc thay đổi bảng chữ cái của một ngôn ngữ là vấn đề rất phức tạp, tạo ra những vấn đề không thể dự đoán trước được. Do đó, cứ nên sử dụng bảng chữ cái như hiện tại, chẳng việc gì phải thêm các chữ cái mới vào. Còn bàn phím máy tính thì như hiện tại chúng ta vẫn sử dụng bàn phím theo QWERT kiểu Mỹ, và ta không cần phải làm như Trung Quốc, Nhật Bản bởi các bộ gõ tiếng Việt hiện nay đã có thể gõ tốt với hai cách bỏ dấu thông dụng.

Các bác đang hiểu vấn đề là loại không đưa các ký tự F, J, Z, W đồng nghĩa với việc gỡ bỏ nó ra khỏi bàn phím máy tính là đang đi ra ngoài vấn đề. Còn cho rằng không nên loại bỏ nó ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt thì có lẽ là nên cắp sách đi học lại lớp 1.

Hiếu Tròn  25905

Vấn đề chính đúng như bác nói. Còn cái vụ bàn phím chỉ là ý kiến thêm của một số vị khi tranh luận thôi. Trọng điểm vẫn ở chổ: Đưa hay không F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt.

Jillian  155

"Còn cho rằng không nên loại bỏ nó ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt thì có lẽ là nên cắp sách đi học lại lớp 1."

Ý bạn câu này là sao nhỉ? Con nít lớp 1 không dc dạy 4 chữ đó thì phải.

Hải Nam  30903

Vì vậy bác KCBT mới nói là ai muốn bỏ 4 chữ đó ra khỏi bảng chữ cái thì nên học lại lớp 1 để biết bảng chữ cái có những chữ nào Tongue