Trước các nguy cơ về an nình và cạnh tranh không lành mạnh của phần mềm gọi điện miễn phí qua mạng Internet, Bộ TT&TT sẽ đề ra chính sách quản lí phù hợp.

Trước nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh đối với thị trường viễn thông từ các phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wi-Fi, 3G ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết sẽ đưa ra chính sách quản lí phù hợp.

Phát biểu tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT ngày 24/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, dịch vụ Over-The-Top content (OTT) giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wi-Fi, 3G như Viber, WhatsApp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng.

Bởi vì, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (khoảng trên 100.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, các dịch vụ này lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. "Các cuộc gọi, nhắn tin miễn phí qua mạng Wi-Fi, 3G đó sẽ rất khó quản lí về mặt an ninh. Vì thế, Bộ TT&TT nên có chính sách quản lí dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình", ông Hùng nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Hải cho rằng, nguy cơ các dịch vụ OTT của doanh nghiệp nội dung nước ngoài như Google, Yahoo... chiếm hết doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản (nhắn tin, gọi điện) và khiến doanh nghiệp viễn thông giống như những "người làm thuê", không có lãi đang xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, đòi hỏi các nước phải có chính sách quản lí phù hợp.

Chẳng hạn, một số nước như Ả rập có chính sách rất cực đoan là cấm hoàn toàn việc sử dụng phần mềm Viber... nhưng Mỹ và một số nước Châu Âu lại ủng hộ việc người dùng sử dụng những phần mềm này. "Thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lí phù hợp", ông Hải kết luận.

Gần đây, người dùng tại Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều hơn những phần mềm gọi điện Internet miễn phí thông qua mạng Wi-Fi hay 3G giữa các smartphone, trong đó tiêu biểu là các phần mềm WhatsApp, Viber, Line... hay các phần mềm "made in Việt Nam" như Zalo (VNG), FPT Chat (FPT)... Người dùng chỉ cần vào Appstore hay Google Play để tải phần mềm về, đăng nhập số điện thoại, máy sẽ tự động gửi mã xác thực và tìm kiếm trong danh bạ những bạn bè đã dùng ứng dụng. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng gọi điện, nhắn tin miễn phí với nhau thông qua kết nối Internet.

Nhiều hãng smartphone cũng trang bị các phần mềm nhắn tin miễn phí nhằm tăng thêm tiện ích cho người sử dụng như Blackberry với công cụ Blackberry Messenger, Apple với ứng dụng Facetime đàm thoại video và iMssenger hỗ trợ nhắn tin đa phương tiện giữa các thiết bị chạy iOS với nhau (iPhone, iPad thậm chí cả MacBook) hay gần đây nhất là Samsung với phần mềm ChatOn.

Theo ICTnews



Bình luận

  • TTCN (10)
Chuột Tí  7

Thật là vô lý!Chặn lại để kiếm nhiều tiền hơn???

Người dùng phải trả tiền cho việc sử dụng Wifi,3G...đâu phải xài chùa của quý vị mà gọi là free rồi đòi chặn??? Mà đâu phải chỗ nào cũng có Wifi để mà gọi,nhắn tin.
Đó là xu hướng phát triển chung của công nghệ mà lại đi chặn kiếm lời??? Giỏi đi bắt chước thèn Ả rập đi.Nhà mạng nào mà chơi kiểu này là tui cắt liền...mặc dù tui chưa dùng mấy phần mềm đó bao giờ

Minh Tuấn  250

Tại sao phải chặn?
Chỉ có giới trẻ là học sinh, sinh viên mà dạng yêu nhau mới dùng cái này nhiều.
Còn đa số muốn tiện lợi thì vẫn dùng cách truyền thống.
Nhà mạng cũng đâu mất nhiều doanh thu. Vậy mà cũng chặn, chẵng hiểu cái ông nhà nước muốn gì ở dân nữa.
Mặc dù mình k dùng cái này nhưng hoàn toàn không đồng tình với cách làm này.
Nhà nước dùng mọi cách để moi tiền của dân.

Nguyễn Hồng Khanh  9

Bình luận bị ẩn

Ngôn từ không phù hợp
Jillian  155

Hết ý kiến với mấy công ty này Plain Face

Trần Minh Hà  101

Hết Facebook giờ đến chặn phần mềm gọi điện, nhắn tin qua mạng Internet. Lại bài ca độc quyền bao giờ mới phát triển nổi

Nguyễn Văn Thoan  115

Toàn làm những chuyện đi ngược với quy luật! Đầu óc suy nghĩ hạn hẹp... Để rồi kinh tế VN mãi không phát triển được!
Tại sao không chuyển hướng kinh doanh? Cứ ôm khư khư cái phương pháp kinh doanh truyền thống dưới sự bảo vệ của luật pháp, để rồi cùng lôi nhau xuống vực thẳm. Đừng quên rằng khoa học công nghệ của VN vẫn chỉ là đồ bỏ của thế giới!
Ừ! Cấm thì cứ cấm... Không nghe gọi được bằng Skype thì ta đây tự viết soft để nghe gọi. Thế thôi!

Nguyễn Triết Học  953

Nói anh nghe, mấy bác này có nghĩ tới kinh tế Việt Nam hay không thì coi anh có chui được vào trong suy nghĩ của mấy bác đó mà kiểm tra không đã!

Anh nghĩ coi, đụng tới "nồi cơm" thì bố thằng nào mà chịu được. Nhớ lại chuyện Beeline trước, ra gói Tỷ phú - đụng nồi cơm là bị mấy bác kia liên kết "sút" ngay. Thế là "bay" khỏi Việt Nam.

Tui nói là mấy bác đó tranh thủ Việt Nam chưa phát triển, vơ vét được bao nhiêu thì vơ vét thôi. Từ VNPT lúc trước đã vơ vét, cậy độc quyền. Giờ thì thêm vài nhà mạng, nếu mà tui nói ví như mấy nhà mạng khác không có chống lưng (như Viettel của Quân Đội...) thì chắc VNPT nó cũng làm cho ra rác rồi.

Anh tự viết soft để gọi á? Mai mốt sẽ ra luật là anh phải đăng ký phần mềm mới cho gọi, mà đăng ký thì thu của anh tiền lưu hành, tiền thuế... đấy!

Elvis Lam  17

Các phần mềm trên là 1 ứng dụng của smart phone, kiều như "pc to pc" call. Ứng dụng gọi qua đường truyền internet. Nếu cấm thì pan IP, mà pan IP thì face IP cũng như không. Hoặc các phần mềm khác sẽ mọc như nấm. Không thể nào quản nổi. Pháp luật phải tham khảo ý kiến của chuyên gia, không phải cứ muốn là làm được. Công nghệ là lĩnh vực của những con người nhạy bén, cứ lấy cái cỗ hũ ra cấm. Thiên hạ cười cho. Đừng tham khảo thế giới! Thế giới cũng giống ta thôi.
Tôi dám đánh cược, luật pháp VN không cấm được!
Phải biết mềm dẻo để thích hợp thời thế, chứ thu không được thì "nằm vạ" ra giống 1 cậu ấm. Biết bao giờ trưởng thành.

Nguyễn Hồng Khanh  9

chán

toàn bọn não ngắn. tối ngày tìm cách moi tiền của dân. bầu mấy ông làm gi rồi cứ hùa nhau tìm cách moi tiền dân thế. mấy ông muốn tiếp tay cho nhà mạng để tạo doanh thu + hahoongf của mấy ông à

Trương Thanh Tân  51

Gọi qua Internet ở di động như 3G không tốn tiền sao nhỉ... (chưa kể thử gọi kiểu đó coi không sạch tiền mới lạ)...

Mà những chuyện kêu la đòi tiền này thì mọi người dân VN chắc ai cũng quen rồi... Cũng không lấy làm lạ.