Kể từ ngày 27/1 tới, người dùng tại Mỹ sẽ không được phép sử dụng điện thoại bẻ khoá. Đạo luật Quyền tác giả Thiên niên kỉ số (DMCA) được thông qua cuối năm ngoái đã quy định bẻ khoá (unlock) là hành động bất hợp pháp.
Theo Đạo luật Quyền tác giả Thiên niên kỉ số được chính phủ Mỹ thông qua tháng 10/2012 và có hiệu lực từ ngày mai 27/1, hành động bẻ khoá (unlocking) điện thoại mới mua nhằm chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hay cài các phần mềm không được hãng thông qua sẽ được xem như là việc làm bất hợp pháp.
Đạo luật không áp dụng nếu người dùng mua điện thoại trước ngày 26/1.
Trước đó, ngày 26/7/2010, chính phủ Mỹ đã sửa đổi Đạo luật Quyền tác giả Thiên niên kỉ số nhằm hợp pháp hóa việc phá khóa (jaibreaking) và bẻ khóa (unlocking) các loại điện thoại thông minh không vi phạm bất cứ luật bản quyền nào.
Tuy nhiên, theo truyền thống, cứ 3 năm một lần, Quốc hội Mỹ lại xem xét việc có trao quyền cho người dùng để thực hiện việc thay đổi quyền sử dụng mạng di động khác hay cài đặt phần mềm không thuộc danh mục cho phép của nhà sản xuất.
Từ tháng 10/2012, Văn phòng Bản quyền Mỹ đã quyết định không gia hạn “đặc quyền” này cho người dùng nữa. Điều này có nghĩa, Đạo luật hợp pháp hoá hành động bẻ khoá sẽ hết hạn từ ngày 26/1 tới.
Tuy nhiên, tổ chức thương mại CTIA yêu cầu chính phủ Mỹ phải xử lí hình sự việc bẻ khoá. Tổ chức này cho rằng các nhà mạng đã trợ giá cho các dòng smartphone để nhằm kêu gọi người dùng sử dụng mạng di động của họ.
Văn phòng Bản quyền Mỹ cũng quy định người dùng không được phép phá khóa (jailbreak) máy tính bảng. Tuy nhiên, hành động này vẫn được phép thực hiện đối với điện thoại.
Khái niệm phá khóa điện thoại
Jailbreaking (phá khóa): là việc can thiệp làm cho iPhone chạy được các phần mềm không được Apple thông qua.
Unlocking (bẻ khóa): là việc can thiệp làm cho điện thoại không bị cố định sử dụng một mạng điện thoại mà có thể dùng nhiều mạng điện thoại khác nhau.
Theo Dân Trí
Bình luận