Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook Huỳnh Kim Tước từng là một cậu bé nghịch ngợm của kênh rạch, ruộng đồng, từng bị xem là “siêu quậy”…
"Siêu quậy" miệt vườn
Anh Huỳnh Kim Tước: (Cười) Chưa hẳn vậy, mà là "dữ dội" lắm. Quê tôi ở Hóc Môn (lúc bấy giờ là ngoại thành TP.Hồ Chí Minh). Với điều kiện sinh sống khiêm tốn, tôi phải đi ra ngoài khai thác môi trường chung quanh và làm một số công việc mà mình có thể làm để phụ vào bữa cơm gia đình. Ngày ngày tôi phải ra đồng quậy tôm, bắt cá, leo dừa, leo cau - có ngày phải leo tới mấy chục cây. Tối ngày tôi chỉ mặc chiếc quần đùi và phơi lưng trần bất kể trời mưa hay nắng. Giờ nghĩ lại thời đó thật khó khăn, vậy mà lúc ấy tôi chả bao giờ nghĩ là mình khổ. Ngoài việc đi làm thì môi trường tự nhiên đó cũng là nơi để tôi khám phá, mà người khác cho là quậy như leo cột điện, bắt rắn, giựt đồ cúng, nhảy mương (tức là không đi ngoài đường chính mà đi tắt bằng cách nhảy qua mương, qua vườn nhà người khác).
Nói được là làm được. Tự thấy mình cần tôn trọng chính bản thân mình, nên một khi đã nói gì là tôi phải làm bằng được. Ở nhà chỉ có mình tôi là con trai và ra ngoài tôi lại rất ít chơi với bạn khác, nên mấy đứa trẻ trong xóm thường tụm 5 tụm 3 để chọc ghẹo và gây sự với tôi. Lúc ấy tôi chỉ có một cách duy nhất để tự bảo vệ là bỏ chạy. Có khi chúng còn suỵt chó đuổi theo, nên buộc tôi phải chạy thật nhanh. Nhiều lúc căng quá, tôi phải trèo ngay lên cây, đợi chó bỏ đi mới dám xuống. Chính vì hay bị chó rượt đuổi, nên tôi chạy rất nhanh và leo cây cũng rất giỏi. Riết thành thói quen, gần như lúc nào tôi cũng chạy, khi băng qua cánh đồng, khi phóng qua những con mương...
Tôi nhanh đến nỗi có lần bọn trẻ cùng xóm thách tôi thi leo cây với mèo, tôi phóng phốc lên cây còn nhanh hơn con mèo. Có lẽ nhờ thế mà tôi chơi bóng rổ, điền kinh... rất giỏi. Năm đầu tiên mới sang Mỹ (13 tuổi), tôi còn bỡ ngỡ, và chưa nắm được các nguyên tắc chơi bóng rổ. Nhưng qua năm thứ hai nhờ có quyết tâm và luyện tập chăm chỉ tôi đã có những tiến bộ vượt bậc. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in trận đấu giúp tôi đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải. Một mình tôi đã ghi 32 trên 40 điểm của cả trận. Khi nghe mọi người khen "thằng bé này từ Việt Nam qua nhưng rất giỏi", lần đầu tiên tôi cảm nhận thật sâu sắc điều thầy hiệu trưởng trường tôi đã làm: Ông cấm học sinh sử dụng từ "không thể". Thay vào đó, phải nói "tôi chưa biết nhưng tôi sẽ tìm hiểu, và tôi sẽ làm được". Và điều này theo tôi mãi về sau.
Đúng vậy. Tôi không có thói quen đọc sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà chỉ tập trung vào tìm hiểu những gì mình thích và quan tâm thôi, và tôi thấy khi mình dồn năng lượng vào việc nào thì khả năng thành công trong việc đó rất cao.
Luôn đặt ra câu hỏi lớn
Phương án C) "Cứ làm, nếu sai thì sửa" cũng tương tự câu khẩu hiệu của Facebook: "Move fast, break things" ("Dẫn đầu & đột phá").
Gia đình khuyên tôi nên theo những ngành chuyên môn để có cuộc sống ổn định. Nhưng đối với tôi từ "ổn định" có vẻ không phù hợp với tính cách linh hoạt của tôi. Vì chơi thể thao rất giỏi, nên tôi muốn sau này trở thành vận động viên bóng rổ hoặc vận động viên thể hình xuất sắc (Giờ nhìn tôi "thon gọn" hơn nhiều, chứ lúc đó tôi nặng tới 90 kg). Tôi bắt đầu chơi bóng rổ khi sang đến Mỹ, và cứ thế tôi lao theo đam mê thể thao của mình mà không gì có thể ngăn cản được. Tôi còn tham gia môn điền kinh, rồi nhảy hip-hop nữa, và chơi rất giỏi. Và cứ thế, hễ thích gì là tôi đều làm bằng được. Những năm tháng đó đã rèn cho tôi suy nghĩ: Nếu đã thích là làm được.
Nhưng qua thời gian, tôi trưởng thành hơn và trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện những câu hỏi: Ta đến đây từ đâu và từ đây đi đâu? Vì sao con người lại có những nhận định khác nhau về một vấn đề?... Và thế là tôi chọn học ngành tâm lí khi bước chân vào đại học vì nghĩ ngành này có thể giúp mình tìm ra lời giải thích cho những câu hỏi lớn mà riêng tôi đã thắc mắc từ lâu.
Tôi rất ngưỡng mộ các nhà bác học, các triết gia, và đặc biệt ấn tượng với Stephen Hawking, tác giả của cuốn "Lược sử thời gian" (A Brief History of Time). Ông là một thiên tài, bị liệt toàn thân, miệng cũng không cử động được mà phải gắn máy. Sức mạnh của ông là "thứ nằm giữa hai lỗ tai", chứ không phải cơ bắp.
Chưa bao giờ. Nhưng tôi cũng phải đi làm thêm trong lúc học để kiếm tiền trang trải cuộc sống ấy thôi (hồi đó tôi làm bồi bàn). Tất nhiên tôi cũng muốn mình khá giả hơn một chút, nhưng không mong quá giàu để làm gì, vì tôi quan niệm tiền và tiếng tăm chỉ là kết quả của những thứ mình làm chứ không phải là mục đích cuộc sống. Đam mê lớn nhất của tôi lúc bấy giờ là học để tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc của mình.
Tuy nhiên, không ai nói trước được điều gì. Giống như cuộc sống, ý thích con người có thể thay đổi theo thời gian, biết đâu sau này tôi lại làm một nghề hoàn toàn khác thì sao?! Ví dụ như chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật chẳng hạn, một diễn viên hài, hay một nhà văn... (Cười)
Để thành công phải biết kiên trì
"Nó không phải là nó, nhưng lại chính là nó". Trong công việc hay cuộc sống, đôi khi chúng ta biết rằng một sự việc gì đó là vô lí, nhưng qua thời gian và nhiều biến cố, sự việc đó được cộng đồng cho là có lí, nhưng khi xác minh lại thì phát hiện ra sự việc đó đúng là vô lí. Vì thế chúng ta nên xem xét và xác minh mọi việc trước khi kết luận.
Tôi không nghĩ những "khó khăn" bạn nêu thực sự là khó khăn. Nó chỉ thử thách và chúng ta chưa đủ kiên nhẫn mà thôi. Tôi phải luôn tìm cách tháo gỡ dần những trở ngại, giống như cách ngày xưa khi còn là một cậu nhóc tôi phải một mình đương đầu với những kẻ bắt nạt mình. Lấy ví dụ, một sáng kiến đôi khi bị tập thể bài bác vì họ chưa hiểu tận gốc vấn đề. Nếu ta cứ đương đầu với cả nhóm thì sẽ khó thuyết phục được họ. Thế sao ta không tương tác, trao đổi với từng người một để họ hiểu rõ và dễ chấp nhận hơn? Vậy vấn đề ở đây là "sự kiên nhẫn" chứ không có bí quyết gì đặc biệt đâu.
Tôi tham gia rất tích cực các hoạt động xã hội (như xin tài trợ) để giúp đỡ cho cộng đồng người Việt ở bên đó. Nhiều người Việt mình khi mới qua Mỹ gặp khó khăn về kinh tế, nên tôi tham gia giúp đỡ, tìm công ăn việc làm cho họ, nên rất được cộng đồng ở đây yêu quý. Nói thật là, cơ hội để phát triển bản thân lúc đó rất tốt, nhưng tôi vẫn quyết định trở về Việt Nam, đơn giản chỉ là muốn tìm kiếm một góc nào đó cho riêng mình. Thú thực, ở đây tôi thấy rất thoải mái, cũng như con cá có thể bơi khi được thả về đồng ruộng.
Khi về Việt Nam tôi dành một thời gian để tĩnh tâm lại, ngẫm nghĩ về những bước đường tiếp theo mình nên làm gì. Buổi chiều tôi đi hái hoa lài, tiếp xúc với những người nông dân, từ đó bắt đầu "bản địa hóa" cái suy nghĩ của mình có thể "nhập tâm" vào môi trường, xã hội ở đây.
Cái việc "nhập tâm" vào cuộc sống và công việc này rất hay. Lần đầu tiên tôi phát hiện ra điều này là khi chơi bóng rổ hồi học phổ thông: Sau một thời gian chơi liên tục, tôi có thể nhắm mắt ném bóng vào rổ chính xác. Đem nguyên lí này áp dụng vào cuộc sống cũng vậy. Khi làm bất cứ việc gì mà có sự tập trung cao, thì lần sau có thể dễ dàng làm việc mà không gặp khó khăn trở ngại gì. Nếu có thể gọi đó là "bí quyết" thì nó chính là nguyên nhân vì sao mà một người học tâm lí học và quản trị công lại đi làm quản lí tại các tập đoàn công nghệ như Google hay Facebook.
Một số người nói tôi rất phù hợp với vị trí "cố vấn". Trong những tình huống áp lực cao, chính là lúc tôi đưa ra những giải pháp phù hợp nhất và tốt nhất. Cái "biệt danh" đó thực sự được quan tâm chỉ từ khi tôi bắt đầu làm cho Google chứ ít ai biết trước đó tôi đã từng làm công việc tương tự trong lĩnh vực địa ốc cho công ty Liên Doanh Phú Mỹ Hưng. Đó là vào năm 1999, dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng mới hình thành, ít người tin vào sự phát triển của nó trong tương lai vì đây là mô hình đô thị mới chưa từng có ở Việt Nam tại thời điểm đó. Nhưng chính cái mới này lại là điều hấp dẫn tôi. Tôi đã thuyết phục được HĐQT cho tôi phụ trách triển khai hệ thống quản lí các khu dân cư trong đô thị. May mắn là đại đa phần cư dân rất ủng hộ mô hình mà chúng tôi triển khai. Vì thế nó đã được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu mà trong đó hệ thống quản lí khu dân cư đóng góp phần không nhỏ trong sự thành công của đô thị Phú Mỹ Hưng ngày hôm nay.
Trong tương lai thiết bị di động sẽ trở thành công cụ phổ biến nhất truyền tải mạng xã hội (MXH) nói chung và Facebook nói riêng. Lúc đó, trên trang Facebook có thể đã có rất nhiều người kết nối với nhau thông qua các mối quan hệ. Ngoài ra, nó còn được tích hợp thêm nhiều chức năng khác nữa cho phép người dùng trao đổi và giao dịch nhanh chóng và dễ dàng. MXH sẽ giúp tương tác giống như cách ta tương tác bên ngoài đời thật, nên nó sẽ gần gũi với cuộc sống thực hơn.
Ngoài ra, MXH trong tương lai sẽ trở thành cổng thương mại điện tử, người kinh doanh có thể mở cửa hàng để kinh doanh, quảng cáo, giao nhận, thanh toán... Họ có thể điều hành cửa hàng của mình ở bất cứ nơi nào chứ không nhất thiết phải ngồi tại cửa hàng như cách kinh doanh truyền thống.
Đúng vậy! Điều đó sẽ không xa đâu, thậm chí 2 năm nữa giá smartphone sẽ xuống thấp (chúng ta có thể hoàn toàn làm được điều này), nhờ đó người trẻ có thể sử dụng Facebook để khởi nghiệp mà không phải tốn chi phí cho nhân viên, mặt bằng, nhất là trong tình trạng mặt bằng khan hiếm như hiện nay. Lúc đó, một nhân viên văn phòng vẫn có thể kiếm thêm thu nhập bằng việc kinh doanh thông qua mạng xã hội. Có nhiều người tham gia kinh doanh thì kinh tế mới phát triển được.
Theo Sinh viên Việt Nam
Bình luận