Samsung đang dẫn đầu thị trường điện thoại di động trên toàn thế giới, cạnh tranh trong tất cả các phân khúc, từ cao cấp đến giá rẻ và đang bỏ một số tiền lớn từ lợi nhuận vào việc mở rộng và quảng cáo.
Sự đa dạng của sản phẩm
Có thể nói rằng, Samsung đang là một trong những thương hiệu có giá trị nhất hành tinh, nhất là khi hãng đang nổi lên như là một đối thủ đáng gờm trong mọi thị trường, bao gồm việc tiếp cận thị trường điện thoại và tablet theo cùng một cách, nhanh chóng tung ra thiết bị cầm tay với một vài tinh chỉnh và tăng cường cải tiến.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu Samsung có thể đổi mới? Liệu hãng có thể cung cấp các loại thiết bị hoàn toàn mới mà các đối thủ như Apple chưa có?
Samsung có thể cạnh tranh ở nhiều thị trường cùng một lúc. Công ty đã công bố tablet Galaxy Note với màn hình 8 inch cách đây 2 tuần, trong khi các báo cáo gần đây cũng chỉ ra rằng Galaxy Note tiếp theo sẽ có màn hình 6,4 inch. Điều này có nghĩa rằng smartphone và tablet của Samsung sẽ sớm xuất hiện ở mọi kích thước khác nhau trong phạm vi từ 4 inch đến 11,6 inch. Chúng được đi kèm với các thông số kĩ thuật khác nhau cho các thị trường với các giá bán khác nhau, có nghĩa là công ty có hàng chục thiết bị trên khắp thế giới.
Nhà phân tích Andrew Rassweiler đến từ IHS iSuppli cho rằng, về nghĩa đen, Samsung có thể cạnh tranh ở mọi phân đoạn thị trường, thậm chí cả với Apple trước khi hãng này ra sản phẩm mới. Rõ ràng, Samsung đang hoạt động ở mọi phân khúc.
Phạm vi hoạt động rộng của Samsung đã mở rộng khả năng cạnh tranh của hãng với đối thủ hàng đầu hiện nay là Apple. Dòng Galaxy S của Samsung là sản phẩm đầu tiên được xác định là có thể thách thức sự thống trị của iPhone trong thị trường smartphone cao cấp. Và thành viên mới trong gia đình Galaxy S là S IV sẽ chính thức được phát hành vào ngày hôm nay (14/3) tại một sự kiện đặc biệt của công ty ở New York, theo giờ địa phương, nghĩa là sau khi Galaxy S III phát hành được khoảng 10 tháng.
Samsung đang thu được rất nhiều lợi nhuận và thành công. Các dữ liệu phân tích gần đây chỉ ra rằng công ty có thể dễ dàng chiếm lĩnh vị trí đứng đầu thị trường smartphone trên toàn cầu, đó là chưa kể hãng luôn duy trì doanh số bán ra ấn tượng. Nếu người dùng nói đâu là đại diện của Android, có thể khẳng định rằng đó chỉ có thể là Samsung, điều khiến Google cảm thấy rất lo ngại.
Tốc độ là chìa khóa của vấn đề
Để có được thành công như hiện nay, Samsung đã xây dựng trực tiếp dựa trên lịch sử của mình như là một nhà sản xuất thành phần linh kiện. Samsung Electronics chỉ mới gia nhập thị trường điện thoại di động vào năm 2004, khi đó trong một cuộc phỏng vấn, CEO Jong-yong Yun bày tỏ tình cảm của mình đối với thiết bị di động rằng: "Tốc độ là chìa khóa cho tất cả các mặt hàng. Và điện thoại có thể rẻ hơn nhiều chỉ trong có 1 hoặc 2 ngàykhi công nghệ đã được thay đổi bất ngờ".
Đối với Samsung, điện thoại không phải là một cuộc cách mạng sản phẩm như những gì mà Apple hứa khi tung ra chiếc iPhone đầu tiên. Nhóm sản xuất điện tử Samsung Electronics thuộc Samsung Group được thành lập vào năm 1969 để sản xuất các thiết bị như tủ lạnh và TV trước khi được sáp nhập với doanh nghiệp sản xuất bán dẫn của nó. DRAM có thể được xem như là sản phẩm đầu tiên giúp nhóm này thành công, dù lúc đó nó phải cạnh tranh với các đối thủ lớn đến từ Mỹ và Nhật Bản. Samsung Electronics đã có những bước tiến rất nhanh, và nhanh chóng dẫn đầu thị trường công nghệ chip nhớ vào những năm 1990.
Tất cả những gì mà Samsung đạt được chính là tập trung với cường độ làm việc cao nhất, đưa ra các cải tiến kĩ thuật ổn định vẫn được xem là cách tiếp cận cốt lõi của công ty.
Theo ông Sea-Jin Chang, một giáo sư của chính sách kinh doanh tại các Đại học Quốc gia Singapore, nhận xét: "Samsung không bao giờ đưa ra bất kì một sản phẩm mới. Thực chất hãng chỉ cải thiện sản phẩm, đưa ra nhiều sản phẩm thế hệ tiếp theo với giá rẻ hơn và nhanh hơn rất nhiều. Và sự thành công của Samsung xuất phát từ kinh nghiệm mà hãng dành cho RAM, vốn mang lại rất nhiều lợi nhuận cho công ty".
Điện tử tiêu dùng với Samsung được xem là nguồn lợi nhuận lớn nhất, nhưng hãng này vẫn còn thống trị thế giới với các thành phần như bộ nhớ flash NAND, DRAM, màn hình LCD và VXL di động.
Giống như các cải tiến tăng dần về độ phức tạp đối với chất bán dẫn sử dụng trong bộ nhớ và màn hình, làn sóng smartphone và tablet của Samsung cũng đang có những bước tiến triển ổn định. Mỗi model mới được thiết kế mỏng hơn, màn hình tốt hơn, bộ xử lí nhanh hơn cùng với các công nghệ bổ sung như NFC...
Theo ông Hiroyuki Shimizu, một nhà phân tích của Gartner cho rằng, Samsung hiện tại như các công ty Nhật Bản thời đỉnh cao, tung ra các sản phẩm với công nghệ cao như giá rẻ hơn. Tuy nhiên, ông Shimizu cũng không quên nhắc đến sự thất bại của Samsung trong lĩnh vực phát triển phần mềm riêng khi mà hãng đã phải bỏ rơi Bada OS được công bố đầu tiên vào năm 2009, thay vào đó hãng phải phụ thuộc vào Android vốn có các nội dung cốt lõi như bản đồ, nhiều ứng dụng và video.
Mục tiêu của Samsung hiện tại là quan tâm đến tốc độ và khả năng thực hiện, nhưng điều này sẽ mâu thuẫn với sự sáng tạo, nghĩa là bạn không thể mong đợi Samsung làm ra điều mới, đặc biệt khi phần mềm đòi hỏi tập trung tư duy một cách tốt nhất. Tuy nhiên, Samsung đã mở ra nhiều phân khúc mới của thị trường smartphone.
Trong khi Samsung có để tạo ra một loại thiết bị hoàn toàn mới, thế nhưng hãng lại muốn khai thác các thành phần hiện có để dễ dàng hơn trong việc cạnh tranh. Khi ra mắt Galaxy Note đầu tiên vào năm 2011, một smartphone màn hình lớn, Samsung đã mở ra một kỉ nguyên mới cho thuật ngữ phablet xuất hiện. Đến nay đã có 10 triệu Galaxy Note bán ra trong 9 tháng và hiện đang chuẩn bị lên đời phiên bản thứ 3.
Kết hợp các bộ phận lại với nhau
Samsung có khả năng sẽ đưa tất cả các thành phần phần cứng vào một nhà duy nhất, điều này giúp Samsung có một lợi thế hơn nhiều so với các đối thủ.
Với iPhone, khi khám phá bên trong, người dùng phát hiện rằng sản phẩm của Apple là sự kết hợp của rất nhiều nguồn, như màn hình từ Sharp ở Nhật Bản, bộ xử lí của Samsung và hoàn tất lắp ráp tại Foxconn. Trong khi đó, sản phẩm của Samsung có đến khoảng hơn 80% thành phần được thực hiện bởi riêng công ty. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể thời gian cần để được có một sản phẩm tung ra thị trường.
Rõ ràng, Samsung hiện nay là không có đối thủ cạnh tranh để có đủ khả năng cung cấp cho tất cả các hoạt động sản xuất.
Một số người nói rằng, tình trạng tự cung ứng sản phẩm của Samsung có thể cung cấp cho hãng các sản phẩm lợi thế hơn. Các thành phần như màn hình OLED đã được độc quyền bởi điện thoại Samsung trong quá khứ. Và theo ông Seo Won, một nhà phân tích tại Korea Investment & Securities, cho rằng Samsung vẫn có thể gặp sự cố trong quá trình sử dụng, nhưng nhìn chung thì hãng này cho đến nay đã có hoạt động quản lí khá tốt.
Một phát ngôn viên của Samsung nhấn mạnh rằng công ty duy trì một sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần của mình với các doanh nghiệp sản phẩm.
Vậy, liệu Samsung có mang lại một sự đổi mới hoàn toàn hay hãng vẫn tiếp tục cải thiện các công nghệ có trong sản phẩm sau đó?
Theo TechHive
Bình luận