Cách Trái đất khoảng 1200 năm ánh sáng, chòm sao Lyra gồm 5 hành tinh quay quanh một mặt trời, và hai trong số đó tình cờ có vị trí cực kì thích hợp để nhận đủ ánh sáng và nhiệt độ, do đó, về mặt lí thuyết, chúng sẽ sở hữu nước trên bề mặt của mình.

Điều này được khám phá bởi hệ thống kính viễn vọng Kepler của NASA, và đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự tồn tại của các hành tinh có thể phát sinh và duy trì sự sống.

Trưởng nhóm Kepler, ông William Borucki cho biết, “Chúng tôi vô cùng vui mừng khi phát hiện ra đến hai hành tinh có thể duy trì được sự sống. Rõ ràng, chúng ta có thể hi vọng vào một nơi ở mới.”

Cặp đôi hoàn hảo này được cho là có quỹ đạo rộng nhất trong hệ Lyra, và chúng xoay quanh ngôi sao có tên Kepler-62. Hành tinh cách xa chúng ta nhất, Kepler-62f, có kích thước khoảng gấp 1,4 lần Trái đất, và mất khoảng 267 ngày để hoàn tất 1 vòng quay của mình, trong khi người anh em của nó, Kepler-62e, có kích thước gấp 1,6 lần Trái đất, và mất khoảng 122 ngày để hoàn tất vòng quay của mình.

“Đó thực sự là một bất ngờ lớn.” Eric Agol, nhà thiên văn học thuộc đại học Washington cho biết, “Ít ai nghĩ rằng có thể tồn tại đến hai hành tinh có khả năng chứa nước trong một chòm sao.”

Tuy nhiên, việc Kepler-62e và Kepler-62f thực sự có nước hay không vẫn chưa có câu trả lời, đơn giản vì việc xác minh nằm ngoài khả năng của kính viễn vọng Kepler, cũng như bất cứ chiếc kính viễn vọng nào khác. Kính viễn vọng Kepler hoạt động dựa vào việc phân tích những thay đổi rất nhỏ trong dải ánh sáng phát ra từ các hành tinh, và đây là quá trình rất lâu dài. Mỗi dữ liệu từ Kepler chứa khoảng 18.000 sự kiện có khả năng là một đầu mối nào đó.

“Vào bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể đưa ra hàng nghìn ứng cử viên.” – Borucki cho biết. “Bạn chọn lấy một, bạn tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực cho nó chỉ để chắc chắn rằng nó chẳng có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, mọi khả năng đều phải được kiểm chứng.”

Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn thành nghiên cứu của mình với Kepler-62, tuy nhiên, Borucki cho biết, “Tôi sẽ không bất ngờ nếu Kepler tìm thấy một ngôi sao khác, thậm chí hai hoặc ba.”

Nhóm nghiên cứu Kepler đã phát hiện ra một ngôi sao với 6 hành tinh có quỹ đạo quay quanh nó, trong khi một nhóm nghiên cứu khác tại châu Âu, sử dụng một hệ thống kính hiển vi khác, đã phát hiện ra một chòm sao gồm 7 hành tinh.

Theo Trí Thức Trẻ (Discovery)



Bình luận

  • TTCN (4)
ANHTUAN  84

Nước chưa đảm bảo cho sự sống

Hành tinh của chúng ta cực kỳ may mắn khi có khoảng cách vừa đủ và rất nhiều yếu tố để hình thành và duy trì sự sống như nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước, lực hấp dẫn, nồng độ phóng xạ, Oxy, các bon và rất nhiều yếu tố khác. Nên để có xác suất 1 hành tinh đủ mọi điều kiện để có sự sống là cực nhỏ. Nếu có thì cũng phải mất hàng triệu năm ánh sáng...
Như vậy, với vận tốc cơ học và vòng đời quá nhỏ của con người nên "không thể" duy trì sự sống cho con người ở hành tinh xa xăm đó được.

Nguyễn Tấn Cường  37

Điều kiện cho sự sống?

Trước giờ, mình toàn nghe các nhà khoa học nhắc tới sự sống là cần có nước, nhiệt độ, không khí thích hợp... Đó là định nghĩa của chúng ta. Liệu có một cái gọi là "sự sống" tồn tại không cần các yếu tố trên?

Thích Linux  175

Tất cả những hiểu biết của chúng ta không thể nói được gì đâu! Hãy khát khao đi Smile

Tro Choi Vui  373

công nghệ hiện đại