Châu Á Thái Bình Dương, thị trường dịch vụ di động có dân số đông nhất thế giới và dân số trẻ chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây được đánh giá là thị trường di động đang phát triển rất mạnh và cũng là nơi 2 công nghệ mạng di động tốc độ cao là W-CDMA và CDMA2000 tranh giành nhau quyết liệt "từng miếng" một trong "mảnh đất" 3G màu mỡ.
W-CDMA
Cuối tháng 1 năm 2007 đã có trên 50 triệu thuê bao sử dụng công nghệ mạng thông tin di động W-CDMA tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương và cho đến hết quý 1/2007 con số này đã tăng lên đến 56,5 triệu. Ba tháng đầu năm 2007 tổng lượng thuê bao được bổ sung là 8,04 triệu, phá vỡ kỉ lục 8,03 triệu được thiết lập vào bốn tháng cuối năm ngoái. So với cùng kì năm ngoái, lượng khách hàng Châu Á lựa chọn công nghệ W-CDMA đã tăng từ 3,5% tới 5,1% vào cuối tháng 3 năm nay.
Song hành cùng GSM, công nghệ W-CDMA có lượng người sử dụng chiếm tới 83,7% khách hàng Châu Á Thái Bình Dương trong quý 1 năm 2007, trong khi cùng kì năm ngoái con số này chỉ là 80,6% và quý 4 cùng năm đó là 82,6%. Rõ ràng là dù cho W-CDMA đã giữ mức tăng trưởng nhanh nhất trong các công nghệ cùng khu vực thì kể từ khi công nghệ này được sử dụng một cách rộng rãi, tốc độ tăng trưởng tương đối của nó lại có chiều hướng giảm. Cụ thể là từ 21,4% quý 1 năm 2006 giảm xuống 19,9% quý 4 cùng năm và chỉ còn 16,6% quý 1 năm 2007. Cùng lúc đó, khách hàng của GSM trên cùng khu vực lại được chứng kiến tốc độ tăng trưởng hàng quý chóng mặt lên tới 7,2% trong vòng 4 năm qua.
Cuối quý 1 năm 2007, chỉ có Nhật Bản đảm nhiệm phục vụ hơn 76,5 % khách hàng sử dụng công nghệ W-CDMA tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Giảm từ 78% so với với cuối năm 2006 và 91% năm 2005. Ngoài Nhật Bản, trong số 23,3% lượng khách hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì có 6,8% (3,8 triệu người) nằm trong phạm vi quản lí của Australia, 5,8% của Đài Loan, 3,6% của Indonesia, 2,7% của Hồng Kông, 1,9% của Singapore và 2,8% của các thị trường khác.
CDMA2000
Trong khi đó CDMA2000 sử dụng công nghệ 3G dường như lại có thị trường khách hàng phong phú và rộng rãi hơn cả, chiếm tổng số gần 136 triệu người sử dụng vào cuối tháng 3 năm 2007 nếu tính cả công nghệ truyền thông 1x và 1x EV-DO. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nó đã giảm xuống chỉ còn 3,8% sau sự cố ngưng kết nối của hơn 4 triệu khách hàng sừ dụng CDMA2000 1x của tập đoàng tư nhân lớn nhất Ấn Độ- Reliance.
Trong khi "sự cố" của Reliance sẽ không khiến khách hàng ưa chuộng công nghệ CDMA phải hoang mang thì những sự phát triển của công nghệ CDMA gần đây lại đang chứng minh điều ngược lại. Hai trong ba số nhà cung cấp dịch vụ CDMA uy tín nhất trên thế giới tại Hàn Quốc mới đây vừa triển khai hệ thống di động HSDPA phát triển từ công nghệ mạng W-CDMA đồng thời bổ sung mạng lưới của hơn 0,6 triệu khách hàng trong 4 tháng đầu năm nay.
Tập đoàn Telstra ở Australia cũng cho hay sẽ đóng cửa hoàn toàn mạng lưới công nghệ CDMA vào trước cuối năm 2008 để đầu quân cho thế hệ dịch vụ mới W-CDMA sử dụng công nghệ 3G ở tần số 850 MHz. Điều này đồng nghĩa với việc CDMA của Telecom -New Zealan sẽ không tiếp tục được hỗ trợ chuyển vùng nữa mà buộc phải chạy theo công nghệ mới này.
Ở Ấn Độ, những ngày tháng hoàng kim của CDMA cũng sẽ đi đến hồi kết sau khi Reliance đưa GSM vào thế chân. Tại Trung Quốc, sự tăng trưởng CDMA của Unicom vẫn ổn định dựa trên kết quả của GSM trong 7 quý trước. Điều này khiến cho những nhà cung cấp dịch vụ CDMA của thị trường nhỏ như Việt Nam và Indonesia phải đối mặt với những thách thức mới.
Khả năng chuyển vùng sẽ được chú trọng khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển. Đặc biệt, nó có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường giá cả điện thoại cũng như phạm vi đối tượng người sử dụng, nhất là người có thu nhập thấp. Trong khi ngành công nghiệp CDMA đòi hỏi cùng lúc chiếm lĩnh thị trường máy điện thoại giá rẻ và sự hỗ trợ của những nhà khai thác tên tuổi trong khu vực, nhưng điều này dường như không khả thi.
Tương lai của công nghệ CDMA tại thị trường tiềm năng Châu Á Thái Bình Dương như thế nào sẽ là câu hỏi rất khó trả lời.
(Biên tập từ Mobilenet)
Bình luận
Phải chăng cuộc chiến 3G giữa công nghệ W-CDMA và CDMA2000, giữa chàng tí hon Qualcomm và người khổng lồ Nokia đã đến hồi tàn ?
Lúc trước khi kỹ thuật CDMA còn vượt trội hơn TDMA của GSM thì mạng di động CDMA mới ưu thế. Nhưng từ khi W-CDMA cũng sử dụng CDMA thì ưu thế đã mất. Bây giờ, không ai phân biệt CDMA hay non-CDMA nữa.