Các chuyên gia kinh tế và công nghệ của Việt Nam khẳng định mọi mục tiêu phát triển đất nước sẽ nằm ngoài tầm với nếu không có những hành động thiết thực để nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT.

Để có thể thực hiện tham vọng xây dựng nước mạnh nhờ CNTT với những ưu tiên và giải pháp cụ thể, hiệu quả, trước hết phải thay đổi nhận thức về CNTT. Do đó, ngay từ Diễn đàn cấp cao CNTT-TT 2012 (Vietnam ICT Summit 2012) diễn ra vào tháng 6 năm ngoái tại Hà Nội, giới chuyên môn đã đặt vấn đề phải "tạo nhận thức sâu sắc ở các cấp, các ngành và trong toàn xã hội về quan điểm mới của Đảng, xác định CNTT giữ vai trò là hạ tầng quốc gia và việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình hiện đại hóa đất nước và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân".

"Những người đứng đầu ngành, địa phương chưa đặt ra những nhiệm vụ, đầu bài về ứng dụng CNTT để tăng năng suất, một phần do họ chỉ được đào tạo theo chuyên ngành hẹp. Do đó, chúng ta rất cần những cán bộ vừa có chuyên môn, vừa hiểu biết về CNTT", Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại Diễn đàn.

Trong khi đó, tại Hội nghị Triển khai Nghị quyết Trung ương IV (khóa XI) đầu năm 2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: "Chừng nào xã hội, doanh nghiệp và người dân còn chưa nhận thức được rằng 'phi tin bất phú', chừng ấy các mục tiêu về phát triển CNTT với tư cách hạ tầng của mọi hạ tầng sẽ còn nằm ngoài tầm với. Chúng ta cần phải có hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là khâu nâng cao nhận thức về CNTT".

Còn theo tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, CNTT không những là hạ tầng quốc gia mà còn bắt đầu được coi như là phương thức phát triển mới. Mỗi thời đại được phân biệt bằng công cụ lao động chính ở thời đại đó, như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt... còn thời đại ngày nay chính là thời đại của CNTT. Phương thức phát triển mới có nghĩa CNTT sẽ là nền tảng quan trọng và mang tính đột phá để giải quyết các vấn đề về năng xuất lao động, về hiệu quả sản xuất, về phát triển con người để hình thành nên một nền kinh tế tri thức, xã hội văn minh, con người sáng tạo.

Chính vì vậy, sự kiện Vietnam ICT Summit năm nay, dự kiến được tổ chức ngày 20-21/6 tại Hà Nội, sẽ xoay quanh chủ đề "CNTT - nền tảng của phương thức phát triển mới nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia". Tại đây, các diễn giả, chuyên gia trong mọi lĩnh vực từ công nghệ cho tới kinh tế, giáo dục... sẽ cùng chia sẻ tầm nhìn, xu thế phát triển, chiến lược và các giải pháp lớn trong phát triển CNTT, trong ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực để nâng cao sức cạnh tranh của đất nước. Diễn đàn cấp cao CNTT-TT năm nay sẽ có sự tham gia của cựu Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama.

Theo Số Hoá



Bình luận

  • TTCN (6)
dragonlance  291

Đưa các môn toán, văn xuống môn thường và đưa công nghệ thông tin, kĩ năng mềm vào làm môn chính bắt đầu từ cấp 2 Big Grin Theo như mình nghĩ thì phần lớn đối với mọi người chỉ áp dụng 5% kiến thức toán học vào đời sống, còn 95% kiến thức còn lại là thuộc về nghiên cứu, và điều này cũng gần đúng với môn văn, thực tế đâu có ai bao giờ cảm nghĩ về một đoạn văn/thơ này nọ. CNTT thì dù bạn không theo ngành đi chăng nữa nhưng nếu biết nhiều thì vẫn có thể giúp ích cuộc sống của mình, bởi vì mọi thứ liên quan đến CNTT không chỉ nhắm đến công việc.

Khoan Cắt Bê Tông  30

CNTT là khoa học ứng dụng, làm sao có thể đề cao nó và chăm chú vào nó khi mà khoa học cơ bản chưa được học? Cái này gọi là "chưa học bò đã lo học chạy". Hậu quả: rất nhiều người tốt nghiệp đại học CNTT những năm gần đây nếu buông Google và các trang như MSDN, GitHub, SF,...ra, ngắt Internet, không có cuốn sách nào trước mặt thì ngắc ngứ, không viết được một đoạn code (có ý nghĩa) đủ in đầy 1 trang A4.

dragonlance  291

Vậy thì bạn hãy CHỨNG MINH cần học môn gì trước thì mới học được CNTT? Câu "chưa học bò đã lo học chạy" chỉ đúng khi "bò" và "chạy" cùng thuộc một lĩnh vực, và ý nghĩa đúng hơn của câu đó trong trường hợp này là nên học CNTT nền tảng cơ bản trước khi đi sâu vào chuyên ngành, chứ không phải là phải học môn A gì đó trước khi học CNTT.

Minh Tuấn  250

Học cái gì trước chứ học như giờ thì ngoài đường toàn ăn cướp, lừa đảo, trộm cắp. Giết người quá trời. Vậy học gì trước đây hả bạn?

Nguyễn Đăng Nam  1

Nhắm mắt nhắm mũi

- Thứ nhất, không ai nói là không học những môn khoa học cơ bản như bạn nói -> "làm sao có thể đề cao nó và chăm chú vào nó khi mà khoa học cơ bản chưa được học".

- Thứ hai, các công cụ như Google, MSDN, GitHub, SF .v.v như bạn nói, chúng là những cỗ máy được nghiên cứu để cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc. Bạn bảo người ta sẽ không viết được một đoạn code khi không dùng Google? Thế bạn có dám thi với người đó xem ai dùng Google để làm ra được nhiều sản phẩm tốt hơn không?

- Con người cần chiếm lĩnh, làm chủ và sử dụng tốt thành quả khoa học chứ không phải dành phần lớn thời gian để nghiên cứu lại cái bánh xe rồi ngồi tự sướng đâu.

Khoan Cắt Bê Tông  30

Xin thưa: cần phân biệt giáo dục phổ thông (đang nói đến bài khơi mào của đồng chí rồng gì đó, không bàn nội dung bài viết chính) với đào tạo nghề ở bậc sau phổ thông. Cấp 2 thì chỉ mới ngấp nghé hướng nghiệp thôi, chứ chưa thể nhảy vào đào tạo nghề ngay được đâu... Không thì vụ mùa thu hoạch của giáo dục chỉ toàn quả xanh lè, ăn vào chát lắm đấy.