Nhắc tới khái niệm "lỗ đen" (black hole), nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khái niệm "vũ trụ". "Lỗ đen vũ trụ" đến nay vẫn còn mang nhiều điều bí ẩn chưa hoàn toàn xác thực, nhưng những nghiên cứu mới đây đã tạo ra một khái niệm mới hoàn toàn xác thực: "Lỗ đen Internet".

Thỉnh thoảng bạn đang vi vu lướt web, bỗng nhiên bạn bị dừng lại ở một website một cách lạ lùng. Ngay lúc đó bạn sẽ nghĩ gì? Máy tính trục trặc, website đó đang bị tấn công, hay thậm chí là máy chủ lưu trữ trang web đó đang trục trặc?

Nhưng không, nguyên nhân sâu xa của nó nằm ngoài sự kì bí. Với một khối lượng lớn người dùng Internet ngày nay, những điều kì lạ bắt đầu xảy ra ngày càng nhiều, song hầu hết những hiện tượng lạ lùng nhất đều đã được khám phá, và từ lâu người ta đã dự báo một hiện tượng: "lỗ đen Internet". Các luồng truy cập đôi khi bị hướng tới những lỗ đen một cách không có chủ định, vĩnh viễn bị mất đi, thậm chí dù đi qua một đường truyền hoàn toàn ổn định giữa một máy tính gửi đi thông tin và một máy tính nhận thông tin đó.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington đã phát triển một hệ thống được gọi là Hubble (tên chiếc kính thiên văn nổi tiếng), làm nhiệm vụ thăm dù độ sâu bí ẩn của Internet để tìm ra các lỗ đen, nhóm nghiên cứu này đang công bố kết quả của mình trên website. Kết quả có dạng một bản đồ số nêu ra những điểm yếu internet, người dùng có thể nhìn vào đó hoặc có gõ vào địa chỉ website được nêu và.... bingo! Chào mừng bạn đến với lỗ đen Internet.

Đại học Washington sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu của họ tại San Francisco trong buổi hội thảo Usenix về Thiết kế và hoàn thiện hệ thống mạng. Ethan Katz-Bassett, một tiến sĩ của Đại học Washington đang nghiên cứu về khoa học máy tính và kỹ thuật, đã giải thích cách mà nhóm nghiên cứu chỉ ra những nhận thức sai lệch thường thấy về mạng Internet, rằng dù cho cả máy gửi và máy nhận đều đang hoạt động thì Internet chưa hẳn đã hoạt động bình thường. Katz-Bassett phát biểu rằng: "Đang tồn tại một quan niệm không còn chính xác, rằng nếu bạn có một kết nối Internet hoạt động thì bạn sẽ có khả năng đến với toàn bộ thế giới Internet. Chúng tôi đã tìm ra rằng điều đó không đúng"

Các nhà khoa học đã đặt tên dự án nghiên cứu này là Hubble, giống với tên chiếc kính thiên văn Hubble của NASA, bởi họ cho rằng phương hướng nghiên cứu cũng như vậy, nghĩa là họ sẽ đi sâu và vẽ ra bản đồ về mạng lưới đường cáp và các bộ định hướng nhằm tìm ra những điểm không thể truy cập. Như Katz-Bassett giải thích, "Đó là ý tưởng của việc đi sâu vào một cái gì đó và cố gắng lý giải chuyện gì đang xảy ra, mà không phải trực tiếp dấn thân"

Nhóm nghiên cứu tiến hành quét toàn bộ mạng Internet để tìm ra những máy tính hoạt động ở một vài vùng Internet, nhưng ở những nơi khác thì không hoạt động. Để loại chúng ra, một tín hiệu dạng lỗi sẽ được gán nếu 15 phút thử liên tiếp gặp vấn đề. Hubble đã tìm ra rằng gần 7% máy tính trên toàn thế giới lâm vào tình trạng đó ít nhất 1 lần trong mỗi thời đoạn 3 tuần. Arvind Krishnamurthy, giáo sư hỗ trợ dự án và Katz-Bassett, tiến sĩ cố vấn dự án, đã khẳng định: "Chúng tôi bắt đầu dự án này mà không mong đợi sẽ tìm ra nhiều vấn đề như vậy. Chúng tôi rất ngạc nhiên với kết quả của mình"

Bản đồ trực tuyến mới được ra mắt bởi Katz-Bassett và Krishnamurthy được cập nhật mỗi 15 phút. Những điểm gặp trục trặc sẽ được gán cờ và dãy địa chỉ của nhóm máy tính bị ảnh hưởng sẽ được liệt kê. Một địa chỉ có thể miêu tả vài trăm đến vài nghìn máy tính bị ảnh hưởng. Bằng cách click vào một cờ, người dùng sẽ đến với một danh sách những khu vực mà họ có thể hoặc không thể truy cập.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra nguyên nhân thực sự của những lỗ đen Internet. Hubble sử dụng mạng của PlanetLab. PlanetLab là hệ thống mạng toàn cầu dùng chung của các học viện, khu công nghiệp và hệ thống máy tính của chính phủ. Hubble sử dụng khoảng 100 máy tính ở 40 quốc gia để làm nên tính toàn cầu của nó. Hubble hiện theo dõi 90% Internet, theo như các nhà nghiên cứu công bố.

Dự kiến một website mới sẽ ra mắt, là địa chỉ hữu ích với những người dùng tò mò muốn biết nguyên do của việc mất kết nối, và với cả những quản trị viên. Theo lối thông thường, các quản trị viên sẽ cố gắng xác định nguyên nhân trên các diễn đàn thảo luận trực tuyến. Katz-Bassett khẳng định, "Bạn sẽ nghĩ ngay đến việc các ISP nên nâng cấp đường truyền của họ, song không hẳn như thế. Cách tiếp cận chung thường là gửi thư điện tử và nói "Hey, ông có thể thử và xem có gặp trục trặc không"

Mục tiêu lớn lao của dự án này là làm cho Internet trở nên đáng tin và dễ sử dụng hơn. Krishnamurthy phát biểu: "Chúng tôi muốn các nhà cung cấp mạng sẽ có cách nhanh hơn để lý giải trục trặc của khách hàng, theo với đó là nắm bắt vấn đề và xử lý chúng nhanh hơn"

Dự án nghiên cứu này đang được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (USA).

Đức Cường (Theo Dailytech)



Bình luận

  • TTCN (2)
Nemo Nguyen  21665

Đoạn đầu bài viết này giống phim Matrix quá... các nhân vật mặt áo đen (security program) được định nghĩa là các lỗ đen trong mạng matrix...

Như vậy, các nhà khoa học lên danh sách "lỗ đen", tức các máy tính có vấn đề, để người dùng tránh, nhà quản lý mạng giải quyết ah?

Phạm Đức Cường  159

Cả 2 chứ ;)

Dĩ nhiên là người dùng sẽ tránh các vùng đó ra, còn các ISP thì phải tập trung vào vùng đó để giải quyết chứ Wink nếu họ ko muốn bị mất khách