Apple đã từng lập kỉ lục về giá trị thương hiệu của một công ty công nghệ, tuy nhiên Apple đã không thể duy trì được vị thế của mình, Wall Street Journal cho biết, giá trị thương hiệu của Google hiện đang cao hơn Apple.
Lượng dữ trữ tiền mặt của Apple tính đến cuối tháng 3 vừa qua là 145 tỉ USD, và Google là 45 tỉ USD. Cùng với đó, giá trị thị trường của Apple hiện giờ là 233 tỉ USD, nhưng của Google là 241 tỉ USD.
Rõ ràng các nhà đầu tư đã không còn bị mê hoặc bởi những triển vọng tương lai của Apple trên thị trường phần cứng, khi nhìn vào tỉ suất lợi nhuận cao hơn trong lĩnh vực quảng cáo mà một công ty truyền thông như Google có thể kiếm được.
Apple có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường phần cứng, trong khi Google đang thống trị thị trường, và nó hoàn toàn không có đối thủ xứng tầm. Kinh doanh quảng cáo rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của cả nền kinh tế, tuy nhiên nó vẫn ít bị ảnh hưởng hơn so với ngành sản xuất phần cứng.
Tuy nhiên, một điều kì lạ là Google lại đang cố gắng sao chép mô hình hoạt động của Apple bằng cách tham gia vào sản xuất phần cứng. Năm ngoái Google đã mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỉ USD, công ty cũng đang dồn nguồn lực không nhỏ vào việc phát triển máy tính xách tay, máy nghe nhạc, hay Google Glass.
Nguy cơ cho CEO Larry Page khi theo đuổi một mô hình kinh doanh tương tự như Apple là lĩnh vực kinh doanh mới sẽ không theo kịp so với lợi nhuận kinh doanh từ các phương tiện truyền thông hiện nay của Google. Điều đó có nghĩa là lợi nhuận trung bình trên mỗi cổ phiếu của công ty sẽ giảm.
Khi Google cố gắng để giống như Apple, thì các nhà đầu tư của Google sẽ rời bỏ nó giống như những nhà đầu tư của Apple hiện tại. Trong vòng 1 năm qua, giá cổ phiếu của Apple đã giảm từ 705 USD xuống còn 399 USD.
Larry Page đang dần xa lánh các cổ đông của mình. Có một sự khác biệt rất lớn giữa 2 nhóm nhà đầu tư. Cổ đông của Apple thích đầu tư vào tương lai của thị trường phần cứng kĩ thuật số, trong khi cổ đông của Google thích đầu tư vào tương lai của những phương tiện truyền thông kĩ thuật số.
Nếu cổ đông của Google muốn đầu tư vào một công ty phần cứng, họ sẽ chọn một công ty khác. Google càng cố gắng trở thành một nhà sản xuất phần cứng thì nó càng trở nên kém hấp dẫn với các cổ đông của mình.
The ZDNet
Bình luận
Chẵng lẻ cả Apple và Google ko có những chuyên gia phân tích và hoạch định những chiến lược phát triễn của họ sao? Và chắt chắt những người nắm giữ vận mệnh của 2 thương hiệu đó lại đưa ra những hướng đi khơi khơi sau, khi đầu tư vào cái gì thì chắt họ cũng phân tích tất cả các mặt rồi. Nếu ko thì 2 thương hiệu đó đâu đc như ngày hm nay. Chẳng lẻ hướng đi của họ có thể đánh giá bằng 1 bài báo hoặc những chuyên gia ko tên tuổi sao? Lm sao chúng ta biết gì bên trong nội bộ của họ chứ!!!
Thế theo bạn HTC, Nokia, Motorola, LG, Sony, Dell có các chuyên gia phân tích không? có kế hoạch và chiến lược ko?
Chẳng lẽ những công ty đó rơi vào tình trạng khó khăn hiện nay là vì không có chuyên gia phân tích, không có chiến lược kế hoạch à?
Chính vì người ta không biết được nội tình bên trong nên người ta phải phỏng đoán, đánh giá, dự báo. Khi có nhiều người có cùng dự báo thì nó trở thành làn sóng.
Suy nghĩ này là của 1 nhà phân tích, rồi có thêm vài nhà phân tích như thế, rồi cả thì trường sẽ phản ứng giống như thế. đó chính là cái cách mà giá cổ phiếu của Apple đã rơi từ 705 USD xuống 399 USD đấy bạn ạ.
Các nhà đầu tư họ dựa vào phân tích của các chuyên gia tài chính để kiếm sống đấy ạ.
!!!
Anh nói rất đúng. Nhưng trong bài váo này vấn ề được nêu ra là liệu Google có đúng với những hướng đi của mình sắp tới, và phỏng đoán khách quan của người viết là cũng sẽ giống như Apple, các nhà đầu tư sẽ dần xa lánh, và cổ phiếu Google sẽ giảm như Apple hiện tại, nhưng chúng ta chưa đi đến cuối mà, ln sao chúng ta bik chắt là kết quả hoạt động kinh doanh của Google sẻ xa sút vì bị phân tán, và chúng ta chưa biết Google sẽ lm gì với Motorolla mà, bằng chứng là logo của motorolla mới đc đổi và dự đoán là sẽ có điều gì đó sắp xảy ra đó thôi. Biết đâu đó là một siêu phẩm lm cho việc sản xuất phần cứng trở thành một phần ko thể thiếu của Google thì sao? Bài viết tác giả đưa ra nhận định mơ hồ là Google sẽ....và sẽ như vậy. Nhưng lm sao biết đc là sẻ như vậy? Đồng ý là trường hợp HTC hay Nokia có thể là do việc hoạch định chiến lược của các chuyên gia. Nhưng thần thánh cũng phải sai! Tuy nhiên đả là những cty lớn như Google thì thị trường ko cho phép họ có những chiến lược sai và có nghĩa là khi có những chiến lược nào đó thì họ phải thật sự cân nhắc. Và đừng lấy những phân tích của chuyên gia này để đánh giá 1 cách chắt chắn những quyết định của một đội ngũ những người hoạch định chiến lược cho một gã khổng lồ khi ta chưa biết kết quả thật sự!
mỗi chuyên gia đều đưa ra những phân tích chủ quan của họ. và họ không khẳng định chắc chắn về những vấn đề này. Trong bài viết bạn cũng thấy, ko có một sự khẳng định chắc chắn sẽ xảy ra nào.
ý kiến các nhà phân tích đưa ra chỉ nhằm thể hiện quan điểm cá nhân, và tìm kiếm những người đồng quan điểm với mình mà thôi.
Mặt khác thì các nhà phân tích thường cũng là các nhà đầu tư, họ thể hiện quan điểm của mình qua các báo cáo nhằm tác động đến những chủ doanh nghiệp. Các ông chủ ko thể ko xem xét tới ý kiến của cổ đông.
Hai chuyên gia nói hay quá. Nhưng mình chỉ biết là google có nhiều sản phẩm rất hay, tuyệt vời nhưng mà lại không tốn tiền. Còn của apple thì cái gì cũng phải trả tiền. Quảng cáo của Google nhìn rất đẹp và nhẹ, k load nặng máy, xấp xếp hợp lý không làm mình khó chịu.