Tại sao Nokia không chọn hệ điều hành Android thay thế cho Symbian khi hãng quyết định chấm dứt hệ điều hành này vào cuối năm 2010? Bí mật này cuối cùng cũng được CEO Stephen Elop tiết lộ.

Ảnh
Stephen Elop, Giám đốc điều hành Nokia, và Steve Ballmer, sếp Microsoft, trong buổi tuyên bố hợp tác vào tháng 1/2011.

Như chúng ta đã biết Nokia đã họp với Google về khả năng hợp tác nhưng đã không đi đến đâu, và phó chủ tịch cấp cao Vic Gundotra của Google đã trở nên nổi tiếng với câu bình luận trên Tweet (mạng xã hội phổ biến ở Mỹ) là "Two turkeys do not make an Eagle" (hai con gà hợp nhất không thành được chim ưng) khi Nokia tuyên bố hợp tác với hệ điều hành Windows Phone vào tháng 2/2011.

Nhưng chính xác thì đã có chuyện gì xảy ra với Android trong năm 2010?

Ông Elop đã đề cập về vấn đề này trong buổi thảo luận bàn tròn với báo Guardian và một số báo Châu Âu khác. Câu hỏi đã được nêu ra: Liệu ông có bao giờ hối tiếc khi không chọn Android là nền tảng cho các điện thoại thông minh thời kì hậu Symbian của Nokia?

Ông cho biết: “Tôi rất hạnh phúc với quyết định của chúng tôi. Điều chúng tôi lo lắng cách đây vài năm là có độ rủi ro rất cao khi một nhà sản xuất phần cứng thống trị hệ điều hành Android. Xem xét các nguồn lực sẵn có, khả năng hợp nhất trong ngành thì chúng tôi đã rất nghi ngờ không biết ai sẽ là người đó, và chúng tôi công nhận thực tế rằng chúng tôi đã chậm chân trong việc ra quyết định. Trong cùng thời gian đó thì những công ty khác đã chọn được chỗ đứng của mình.”

“Đến hôm nay và khi kiểm tra hệ sinh thái Android, có rất nhiều sản phẩm tốt từ rất nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhưng hiện tại chỉ có một công ty về cơ bản đủ mạnh để trở thành người thống trị. Điều này rất quan trọng trong việc thương thảo với các nhà mạng – người đóng vai trò giữ cửa trong việc đưa điện thoại đến mọi người, đặc biệt là ở Mỹ.

Về mặt chiến lược thì việc đề xuất một hệ điều hành thay thế sẽ rất quan trọng với chúng tôi, do chúng tôi đã có một buổi trao đổi với Giám đốc Ralph de la Vega của nhà mạng AT&T, trong đó điều trao đổi đầu tiên đó là việc nhận biết chúng tôi không phải là Apple, cũng không là Samsung/Android – trước đây là Android/Samsung và giờ có lẽ chỉ gọi là Samsung, chúng tôi là khả năng lựa chọn thứ 3.

Và với tư cách một nhà mạng, ông ta muốn thương thảo với nhiều người khác nhau và tạo ra áp lực cho tất cả mọi người và muốn có nhiều lựa chọn tốt nhất, ông ta muốn khả năng lựa chọn thứ 3 đó. Do đó về chiến lược chúng tôi có mở đầu với AT&T và với mọi nhà mạng khác trên thế giới – bởi vì chúng tôi đã chọn con đường là hệ sinh thái thứ 3.

Hiện tại, rất vất vả và rất nhiều khó khăn bởi vì chúng tôi đang bắt đầu với tư cách là một người thách đấu, chúng tôi phải xây dựng sự tín nhiệm; nhưng với những đối tác như AT&T thì chúng tôi đang có được sự trợ lực cần thiết. Nhưng đó là một quyết định đúng đắn. Các bạn hãy nhìn vào số lượng các nhà cung cấp sản phẩm Android hiện nay sẽ thấy họ đang ở vị trí cạnh tranh rất khó khăn”.

Việc Windows Phone đã đặt cược hoàn toàn vào hệ sinh thái thứ 3 trước BlackBerry hay không sẽ trở nên rõ ràng hơn vào thứ Năm này, khi Nokia công bố kết quả kinh doanh quý II. Khi đó sẽ có số liệu rõ ràng cho số lượng các lô hàng thiết bị di động. Trong quý mới nhất của mình đến cuối tháng 5 BlackBerry đã bán 6.8 triệu thiết bị di động, nếu Nokia có thể đánh bại con số đó (và các dự báo của giới phân tích được rằng là có thể: họ đưa ra con số là khoảng 7 đến 8 triệu), thì Nokia sẽ bắt đầu xây dựng được có uy tín của hệ sinh thái thứ ba. Chắc chắn sẽ có nhiều thiết bị Windows Phone 8 được cho ra đời hơn BlackBerry 10; tuy nhiên sẽ cần thực hiện nhiều cách hơn nữa để có thể đánh bại 75 triệu thuê bao của BlackBerry trên toàn thế giới, vì Windows Phone hiện chỉ có tổng cộng khoảng 30 triệu thiết bị.

Với những ai đã thắc mắc về lí do tại sao Nokia không đi chung đường với Android thì lí do của CEO Elop khá rõ ràng: ông và đội ngũ của mình đã cho rằng với khả năng và lịch sử sản xuất trong lĩnh vực thiết bị di động Samsung sẽ “chẳng chóng thì chầy” thống trị Android, khi đó sẽ chẳng còn “chút cháo” nào cho những người khác.

Và chắc là họ đã được chứng minh là đúng khi mà các số liệu doanh số của HTC thể hiện sự đi xuống liên tục bất chấp những tung hô nhiệt liệt cho siêu phẩm HTC One. Dĩ nhiên sẽ rất khó nói liệu đây có là một quyết định đúng đắn không – nhưng ít nhất chúng ta cũng biết lí do tại sao lại có quyết định này.

Theo Dân Trí/Guardian



Bình luận

  • TTCN (9)
dragonlance  291

Huh? Hồ giờ tưởng Nokia không xài android là do Microsoft cho tiền để xài windows phone và cấm android.
http://bit.ly/1dDYMhQ

Hải Nam  30903

Tiền chỉ là một phần thôi. Microsoft và Google đều lobby Nokia, và tiền cũng nằm trong chiến dịch lobby. Microsoft bỏ tiền để "hỗ trợ" Nokia, bù lại họ cũng thu lại dần dần nhờ tiền bản quyền và có thêm nhiều điện thoại WP để phát triển hệ sinh thái. Nokia thì có một HĐH theo ý mình (vì là khách hàng chính của Microsoft), chứ còn nếu dùng Android thì với vị thế hiện tại họ khó có thể kêu Google sửa đổi theo ý riêng được (chỉnh sửa skin thì không nói làm gì).

dragonlance  291

Android là hđh mã nguồn mở, tự do thêm bớt tính năng mà đâu chỉ có theme hay launcher, các stock rom của các hãng android lớn khác nhau và khác với AOSP rom nhiều lắm chứ. Từ khía cạnh người dùng, mình thấy chỉ có 3 điểm tương đồng giữa các rom đó à: có google play, cài các app từ google play, và google account.
Ps: lobby là gì thế? Tra miết Anh-Việt + Anh-Anh vẫn không thấy nghĩa phù hợp @_@

Hải Nam  30903

Thứ nhất là Android mặc dù là mã nguồn mở, nhưng khi phát hành xong mới công bố mã nguồn. Điện thoại mà được cập nhật ngay khi Android ra phiên bản mới thì chỉ có vài con Nexus.

Mặt khác, bạn càng can thiệp sâu vào mã nguồn, mỗi lần Google ra bản mới, bạn phải kiểm tra lại xem các bản vá (patch) của bạn có còn phù hợp không, cái nào có thể tích hợp thẳng, cái nào cần thích ứng lại, cái nào bỏ luôn. Có những thay đổi sâu trong hệ thống, mà nếu được sửa trực tiếp từ thượng nguồn (upstream) là tốt nhất.

Các ROM custom thường chỉ tích hợp sẵn vài ứng dụng, xoá vài cái không cần thiết (có ROM xoá sạch mọi app của Google, kể cả Play), chứ chưa có hãng nào đủ sức can thiệp sâu vào trong đâu. Việc bảo trì các bản vá cũng rất vất vả, nên thường cách tốt nhất là rẽ nhánh nếu đủ lực (chẳng hạn article/46921). Việc này cũng chưa hãng nào đủ sức, với Nokia càng không đủ và không có lí do để đầu tư cho R&D. Mà không muốn R&D nhưng lại muốn có hàng "độc" thì cách đơn giản nhất là bắt tay Microsoft.

Còn "lobby" là vận động hành lang, còn thô thiển hơn là "đi cửa sau". Sao bạn tra không ra nhỉ Smile

dragonlance  291

Lol hóa ra là bác xài nghĩa bóng Big Grin . Nhưng can thiệp đến thế nào mới được cho là "sâu"? Thêm bớt driver cho máy, chỉnh sửa kernel, thay đổi cơ chế mở khóa màn hình, thay đổi màn hình khởi động, hợp nhất bảng ứng dụng với homescreen lại thành 1 (MIUI rom), Air View...đó là 1 số thay đổi lớn mà mình nhớ được mà đâu phải là ứng dụng gì đâu, và chắc chắn là những can thiệp đó có vào hệ thống chứ nhỉ. Đương nhiên về cấu trúc nền tảng thì vẫn là android rồi. Thôi dẹp qua 1 bên, lạc đề rồi Big Grin Đồng ý "tiền chỉ là một phần", nhưng là phần rất lớn (lý do chính), nếu không thì MS cần gì cho tiền Nokia, tự Nokia theo windows phone rồi phải không? Nhưng Nokia cứ làm như lý do trong bài báo mới là chính.

Hải Nam  30903

Microsoft hỗ trợ Nokia trong thời gian đầu (một khoản lớn, 650 triệu USD), nhưng đồng thời Nokia cũng trả dần tiền bản quyền WP cho Microsoft. Theo bài article/46024 thì trong năm nay Nokia vẫn "được nhiều hơn mất" nhưng sau đó thì tiền bản quyền cộng lại vẫn lớn hơn tiền được hỗ trợ. Trong khi đó dùng Android thì hoàn toàn miễn phí (có khi phải trả cho Microsoft 1 ít để khỏi bị kiện, và thêm 1 ít tiền R&D so với dùng WP). Như vậy tiền cũng không phải lí do chính.

dragonlance  291

Mình đã nói rồi, nếu không phải chính thì tại sao MS lại phải đưa tiền cho Nokia để làm gì (1 điều rất vô lý và mâu thuẫn trong việc sử dụng bản quyền phần mềm)? Hồi đó (lúc android đang còn phát triển như vũ bão) nếu MS không hợp đồng với Nokia thì Nokia sẽ xài hđh gì?

Hải Nam  30903

Đưa tiền để lobby. Không lẽ nói suông vài câu là Nokia dùng WP à Wink Win-win thôi. Tiền là 1 lí do (Nokia cũng cần tiền trong giai đoạn đó), nhưng lí do chính hay không thì không biết.

nguyenledung  17

Dùng mỹ từ trong họp báo thôi mà!

Khi hợp tác với nhau thì các bên đã tính rất nhiều điều! Vấn đề chính là hợp tác này không như ý muốn nên mới họp báo công bố kiểu này thôi! Mà họp báo chẳng lẽ nói xấu nhau!!! Cuối cùng cũng là dùng mỹ từ cho hợp ngữ cảnh là xong. Còn cái win-win thì rõ ràng với hiện tại là chưa được như ý lắm và có lẽ đó cũng là lý do để có cuộc họp này nhằm khẳng định cả hai tiếp tục đi cùng hướng mà thôi!