Xuất hiện cách đây sáu năm, Wikipedia dần được coi là địa chỉ đáng tin cậy nhất đối với những ai có nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu và thông tin trực tuyến. Wikipedia đang được lãnh đạo bởi một người sáng lập với những lời khen và cả tiếng chê. Những nỗ lực gần đây của Jimmy Wales xây dựng Wikipedia theo hướng thương mại hóa hơn đã đẩy ông về phía sau làn lửa.
Một vài tháng qua, người lãnh đạo uy tín này đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích liên quan đến việc chi tiêu xa xỉ, nhất là sau cuộc chia tay không mấy vui vẻ với mối tình mới đây của ông đến mức trang phục cá nhân từng bị "người xưa" rao bán trên eBay.
Bỏ qua những riêng tư cá nhân, Wales còn bị cáo buộc là đã làm hại cơ cấu cốt lõi của tổ chức bằng việc di chuyển tới thung lũng Silicon và nồng nhiệt với các nhà đầu tư mạo hiểm cũng như chỉ định một giám đốc điều hành.
Từ trước đến nay sự vận hành của Wikipedia dựa phần lớn vào sự đóng góp từ các quỹ thiện nguyện thì có vẻ như điều này sẽ thay đổi. Cộng đồng Wiki chắc chắn sẽ trở nên "ngạt thở" hơn một khi có sự tham dự của các nhà đầu tư mạo hiểm.
Giữ niềm tin
Tại một số văn phòng mới mở ở San Francisco, nơi người ta thấy những tấm bảng trắng và vô số các bức chân dung của vài trong số 75 ngàn người đã từng đóng góp bài cho hàng triệu mục từ của Wikipedia nằm la liệt, Wales đang vạch định những kế hoạch mới với một "biệt đội" gồm 16 người.
Khi nói về hướng phát triển tương lai của tổ chức, Jimmy tỏ ra khá hồ hởi. Theo ông, để Wikipedia phát triển một cách vững chắc, nhất định phải xây dựng những bước đi có tính chuyên nghiệp hơn nữa.
Công việc kinh doanh dựa phần lớn vào những khoản quyên góp nhỏ, trung bình 30 USD từ hàng chục ngàn những người ủng hộ. Gần đây, Wiki nhận được một khoản trợ giúp 30 triệu USD từ quỹ Sloan.
"Chúng tôi đang tập trung vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho nền tảng của bộ từ điển bách khoa. Tất cả những gì chúng tôi đang bắt đầu cũng từ đây. Giá trị cốt lõi trong công việc của tôi là xây dựng một bộ bách khoa miễn phí với chất lượng tốt nhất và gửi gắm chúng tới tay mỗi người sử dụng trên hành tinh này. Đó là một dự án cộng đồng vĩ đại và tôi không thực sự chú tâm lắm vào những gì mọi người nói về tôi".
Từ những cây sồi nhỏ
Ngày nay, Wikipedia là một trong số các nguồn thông tin tham khảo lớn nhất thế giới với khoảng 700 triệu khách ghé thăm mỗi năm. Wikipedia hiện có 250 ngôn ngữ được sử dụng, riêng phiên bản tiếng Anh có hơn 2,3 triệu bài viết.
"Tôi nghĩ rằng nếu thực sự thành công, chúng tôi có thể đưa Wikipedia lên vị trí đầu tiên trên danh sách các trang web. Hiện tại nó đang ở vị trí thứ 8, một vị trí thật quá sức tưởng tượng", với một vẻ khiêm tốn, Jimmy cho hay.
Tốc độ phát triển nhanh đồng nghĩa với việc tổ chức có nhiều việc phải làm hơn là lên kế hoạch thương mại, Giám đốc điều hành Sue Gardner nói.
"Khi mới gia nhập tổ chức, tôi rất ngạc nhiên khi thấy không có ai đảm nhiệm việc quyên góp ngân quỹ phát triển và điều này cũng chưa từng có tiền lệ cho dù với một dự án phi lợi nhuận. Thật là ngưỡng mộ khi họ thành công đến như vậy trong khi không hề có một ai chịu trách nhiệm quản lí tài chính."
Bách khoa toàn thư trực tuyến đang tìm kiếm những cách tăng nguồn tài trợ một cách tích cực và những người chịu trách nhiệm về sự phát triển của nó không cảm thấy lúng túng xấu hổ mặc cho những cáo buộc của cộng đồng.
"Lần đầu tiên chúng tôi tích cực tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ với mọi người để xây dựng ngân quỹ. Điều này chẳng khác là bao so với những gì đã từng có."
Garder cho biết, họ cũng đang tìm kiếm thêm nguồn thu thông qua thương hiệu Wikipedia và rất mở lòng với những đối tác liên quan đến các chương trình trên tivi hay trò chơi.
"Điều cuối cùng có thể nói đó là, nếu như việc thương mại hoá giúp ích cho sứ mệnh truyền bá tri thức miễn phí đến mọi người thì đó thực sự là một bước tiến lớn trong ý tưởng xây dựng. Nếu như bước đi của nó chệch choạc thì có thể là một tổn thất lớn so với những dự trù. Nhưng dĩ nhiên, vẫn còn lại một thế giới toàn vẹn".
Viễn cảnh tương lai
Với hơn 10 triệu bài viết cho đến nay, người sáng lập ra Wikipedia có thể thể hi vọng vào một sự đổi thay tất yếu.
"Cứ ví tôi như một người nào đó choàng áo pyjamas, ngồi thu lu trong góc nhà và "chu du" thế giới mạng, cũng giống như tất cả mọi người khác. Nhưng với riêng tôi, đó là một cảm giác khác, một ý tưởng quan trọng. Tôi luôn luôn có cảm giác này rằng bạn cũng như tôi, bạn cũng có thể làm được một điều gì có ích."
Niềm tin cho những ý tưởng này được chắp cánh khi trong một chuyến đi tới Ấn Độ, Jimmy gặp một cậu học sinh lớp 11 ngồi trên đường phố ở Delhi, sử dụng Wikipedia để vượt qua kì thi. Jimmy nói, đó thật là một điều thật tuyệt vời.
Văn Vượng (theo BBC)
Bình luận
Việc thương mại đã được JW đưa ra thảo luận khá lâu trước đây trong các wikipedian ở bản tiếng Anh. Google cũng dự định đưa ra một bộ từ điển khác (có thương mại) và ghi nhận công đóng góp của người viết cụ thể mà không giống như Wikipedia (đọc bài chẳng biết ai viết, muốn biết thì vào mục Lịch sử mới thấy). Hiện nay chưa thấy google tiến hành điều này.
Tiến hành rồi nhưng chỉ ở giai đoạn thử nghiệm đóng article/2717