Ông Nguyễn Bá Thước trả lời PV báo chí bên lề Lễ tường thuật trực tiếp phóng vệ tinh VINASAT-1. Ảnh: Phạm Hải.

Ngay sau khi vệ tinh đầu tiên của Việt Nam được phóng lên quỹ đạo thành công, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Nguyễn Bá Thước đã khẳng định: "Khi đưa vệ tinh vào sử dụng, VINASAT-1 sẽ có mức cước tương đương để cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực!".

- Xin được hỏi khi bắt đầu phóng vệ tinh, cảm giác của ông như thế nào?

- Ông Nguyễn Bá Thước: Lo sợ, đương nhiên là có cảm giác như vậy. Khi bắt đầu công bố sự kiện chuẩn bị phóng vệ tinh thì cá nhân tôi nói riêng và toàn ngành BCVT nói chung đã rất hồi hộp, cũng giống như khi chuyển đổi từ kỹ thuật Analogue sang Digital, còn bây giờ là công nghệ vệ tinh.

Từ những năm 90 trở về trước, chúng ta chỉ thuê kênh, bây giờ chúng ta sẽ được làm chủ, vận hành, điều khiển, và khai thác vệ tinh của riêng mình. Chính vì thế, chúng tôi không khỏi có cảm giác hồi hộp và lo lắng.

Chúng tôi cũng đã nghĩ đến trường hợp không may xảy ra, nhưng rất may mắn nhờ sự chuẩn bị kỹ càng của nhà sản xuất vệ tinh Lockheed Martin, tư vấn Telesat và sự nỗ lực, kỹ thuật cao của nhà phóng vệ tinh dày dạn kinh nghiệm cho sự kiện Ariane Space, chúng ta đã thành công.

Tôi rất vui vì đây là một mốc quan trọng trong lịch sử viễn thông Việt Nam.

- Hiện tại, có phải VNPT đã "rục rịch" chuẩn bị cho quả vệ tinh VINASAT-2, thưa ông ?

- Nói là "rục rịch" thì không đúng vì cái này thuộc chương trình của quốc gia. Chúng tôi đương nhiên là phải nhìn thấy một sự chuẩn bị cho tương lai. Bạn có biết là các nước quanh ta trong khu vực Đông Nam Á, có những nước có đến 5-7 vệ tinh địa tĩnh, hoặc các loại vệ tinh khác để phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước họ.

Với vị thế của Việt Nam, với sự phát triển kinh tế đang ngày càng năng động và sâu rộng hơn và với quy mô một quốc gia mà chẳng bao lâu nữa sẽ đạt 100 triệu dân, với một diện tích, một đặc thù địa lý như thế, thì tôi hoàn toàn hy vọng vào điều này.

VINASAT-1 đã từng được chuẩn bị trong vòng 12 năm 8 tháng, rất có thể VINASAT-2 chỉ mất khoảng 7-8 năm, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, kỹ năng quản lý khai thác và khả năng phát triển của đất nước ta.

- Căn cứ vào đâu để đưa ra khoảng thời gian này, thưa ông?

- Tôi dự báo như vậy vì khoảng thời gian 7-8 năm là thời gian khai thác rất hiệu quả của VINASAT-1. Chúng ta hoàn toàn có thể chuẩn bị cho bước tiếp theo. Đồng thời, với những kinh nghiệm đã có, các bước chuẩn bị cho dự án mới sẽ ngắn hơn

- Theo kế hoạch bao giờ VINASAT được bàn giao chính thức vào Việt Nam và chúng ta hoàn toàn có quyền khai thác?

- Ngay từ giờ phút này, chúng ta đã tiếp nhận quyền chủ sở hữu, nhưng để vệ tinh ổn định theo đúng kế hoạch, đến cuối tháng 5, đầu tháng 6, chúng tôi mới bắt đầu cung cấp dịch vụ. Lockheed Martin sẽ bàn giao công nghệ cho VNPT trong vòng 6 tháng và họ sẽ cùng với chúng tôi để duy trì tính ổn định và chất lượng trong suốt "cuộc đời" của vệ tinh.

- Dịch vụ VINASAT đầu tiên được đem ra cho thuê là gì, thưa ông ?

- Thời gian đầu, chúng tôi sẽ cho thuê các bộ phát đáp, các đường truyền dẫn. Việc kinh doanh, khai thác chúng tôi đã giao trách nhiệm cho Công ty Viễn thông quốc tế VTI. Công ty này đã thành lập một bộ phận mà sau này sẽ là một doanh nghiệp kinh doanh và khai thác vệ tinh.

- Hiện, VNPT đã có bao nhiêu khách hàng đăng ký sử dụng vệ tinh VINASAT-1?

- Các khách hàng lớn đang dùng kênh vệ tinh thuê của nước ngoài đều đã có tiếp xúc thương thảo hợp đồng với Công ty Viễn thông quốc tế. Có thể nói, công ty đã tiếp cận với khách hàng từ trước thời điểm phóng và hiện nay, quá trình đó đang được thực hiện tích cực.

Có lẽ sớm nhất đầu tháng 6, các hợp đồng thuê băng thông vệ tinh, thuê bộ phát đáp sẽ được tiến hành. Các khách hàng lớn của Việt Nam như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình TP.HCM, các doanh nghiệp khai thác dầu khí...cũng đã có thương thảo về điều kiện khai thác để ký hợp đồng ngay sau khi VINASAT-1 ổn định.

- VNPT đã có biện pháp gì để tăng số lượng khách hàng thuê kênh vệ tinh, thưa ông?

- Vâng, chúng tôi đã có biện pháp để tăng số lượng khách hàng, đó là tiếp xúc với khách hàng. Mặt khác, chúng tôi đã có phương án trình lên Ban Chỉ đạo quốc gia, bởi đây là Dự án của quốc gia để đề nghị với Chính phủ và những cơ quan có thẩm quyền tạo sự ủng hộ, ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng Việt Nam khi sử dụng VINASAT. Tôi cho rằng sẽ ngày càng có nhiều thuận lợi đối với khách hàng khi sử dụng VINASAT.

- Hiện tại, VNPT đã có mức giá cước cụ thể để DN thuê kênh VINASAT-1 ?

- Điều này đã được tính đến, và còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng sử dụng. Nhưng tôi chắc chắn rằng, đó sẽ là mức giá tương đương và cạnh tranh so với khu vực Đông Nam Á. Với các nước trong vùng phủ sóng của VINASAT-1, chúng tôi cũng đã tiếp cận từng bước để cung cấp dịch vụ tại khu vực này...

- Xin cám ơn ông!

(Theo Vietnamnet)



Bình luận

  • TTCN (10)
Nemo Nguyen  21665

Khó có thể cạnh tranh được

Theo mình biết thì chi phí cho dự án vệ tinh Vinisat 1 này được công bố là khoãng 300 triệu USD, 1 con số khá lớn (chưa kể chi phí cho nhân lực, quản lý... trong 12 năm của VN).

Vệ tinh hoạt động thường là 15 năm, như vậy chi phí kháu hao 5 năm đầu cũng phải 50% tức 150 triệu (có thể còn cao hơn). Vậy mỗi tháng (trong 5 năm đầu) chi phí khấu hao trung bình khoãng 2,5 triệu USD (chưa tính chi phí quản lý, vận hành, cơ sở vật chất...)

Băng thông của Vinasat 1 là 680 Mbps, vậy giá tối thiểu phải là 3676 USD/1Mbps (chưa tính chi phí quản lý, vận hành, cơ sở vật chất...). Một mức giá "kinh hoàng" khi chi phí 1 cho 1 Mbps trên thế giới khoãng 1000 đến 1500 USD cho 1 Mbps.

Mới chỉ tính đơn giản như vậy, cũng dễ thấy Vinasat khó có thể cạnh tranh với các Vệ tinh của Nhật, Hàn, Trung, Thái, Singapore.

Tuy nhiên, không phải "lỗ chổng vó" mà chúng ta ko đẦu tư vào Vinasat 1... Kinh doanh thì phải chiu lỗ (chưa kể Vinasat có lợi cho quốc phòng, an ninh, tự chủ về truyền thông...), lúc nào cũng phải tập đi và vấp ngã, thì mới có ngày chạy được thật nhanh trên con đường hội nhập.

Hải Nam  30903

680 Mbps cho mỗi chiều (mỗi bộ phát đáp là 34 Mbps up/down), nên giá đó chia đôi. Mình xài không hết thì cho thuê lại rẻ chút đỉnh cũng không sao mà, thu hồi được đồng nào hay đồng đó, chắc chắn rồi. Nếu giá cao quá thì mấy nước bạn chẳng dại gì đi thuê, mà không thuê thì sao VN có ảnh hưởng lên họ được Tongue Tiếc là VN là nước ĐNÁ thứ 6 có vệ tinh, hơi trễ một chút Sad

Nếu nói thu lãi nhờ cho thuê vệ tinh thì là lạc quan tếu Wink nhưng nếu tính cả giá trị của những khoản thu về phi vật chất thì là lãi thật 8)

Nemo Nguyen  21665

Thaicom 4 (IPstar) là vệ tinh trên công nghệ IP broad-band được tập đoàn Thaicom (của cựa thủ tướng Thái) phóng năm 2005 cách đây 3 năm. http://bit.ly/arxUcY

[b]Tốc độ có 45 Gbps àh (má ơi),[/b] chi phí hết 650 triêu USD (3 năm trước giá vệ tinh và chi phí phóng rất mắc). Giờ nó khấu hao hết 3 năm rồi, sao mà Vinasat 1 cạnh tranh nổi hả trời hic... hic

Chắc ngài thứ trưởng chỉ "nói vui" cho dân ta tự hào và chính phủ nở mày nở mặt chút thôi nhỉ Big Grin Big Grin

Hải Nam  30903

Thái bắt đầu phát triển Internet từ năm 1987, trước chúng ta 10 năm tròn. Mặc dù số người dùng Internet của VN gấp rưỡi TL, nhưng dung lượng đi quốc tế của Thái hơn chúng ta (vỏn vẹn 14 Gbps, riêng VDC là 9 Gbps rồi) gấp đôi. Còn về vệ tinh thì càng không nên so sánh. VN mình phóng trước một cái Vinasat-1 nhỏ nhỏ xem sao, rồi nghiên cứu tiếp. 300 M không phải là số tiền nhỏ đâu, hai dự án đình đám đang bị phản đối (nhà Quốc Hội và bảo tàng Thăng Long) mỗi cái [b]chỉ bằng 1/5 cái Vinasat-1[/b] này.

Cái Vinasat-1 này ban đầu là dự định cho năm 2005 đấy chứ, nhưng trục trặc gì đó mà phải hoãn đến giờ.

Minh Huy

Ngày xưa coi đá banh.... cứ nghĩ người Thái chỉ khỏe còn VN ta mới thông minh (thầy cô cũng dạy người Thái ko giỏi bằng người Việt).

Giờ càng trưởng thành mới biết, trong mọi lĩnh vực đặc biệt là công nghệ cần nhiều chất xám thì "ai mới giỏi hơn ai".

xuan

finaly, cũng mua dc con vệ tinh Smile Để xem mai này có gì đổi mới trong cuốc sống không ?

Nhìn vào cách giáo dục thế này thì tới bao giờ mới = TL ?

mà còn nhiều yếu tố khác nữa, ví dụ bi giờ mình đi bầu cử, nhưng mà cái phiếu đó có bầu cũng chả có tác dụng gì, chỉ là vote chơi thôi lol

xuan

vệ tinh TL 45 Gbps cách đây 3 năm: gấp VN ~70 lần, ngất. Nói thẳng 1 câu, chả bao giờ vn = TL. Trừ khi sóng thần ... to hơn nữa lol

Hải Nam  30903

Cũng không phải là "mua". Để đơn giản, ví von thế này, nếu một ngày nào đó TTCN quảng cáo là "có server riêng" thì không phải là TTCN tự làm từng linh kiện, và cũng không hẳn là TTCN mua server đem vào data center đặt (colo).

Hải Nam  30903

Công nhận bọn Thái ghê thật, lập công ty viễn thông vệ tinh năm 91, đến năm 93, 94 thì phóng liền 2 quả lên quỹ đạo, 97 phóng quả thứ 3 http://bit.ly/cMrMac

VN thì chuẩn bị quả đầu mất gần 13 năm, còn quả thứ 2 dự định mất "chỉ khoảng" 7-8 năm Sad Mà đó là còn sau Thái 15 năm.

Minh Huy

Nên nhớ 1 điều nữa là Thaicom (Sin Satelite) là công ty tư nhân, không phải siêu tổng công ty nhà nước được độc quyền và được nuôi dưỡng hàng chục năm trời như VNPT của chúng ta đâu.

Người Thái giỏi thật, phải công nhận.