Một sự việc thương tâm vừa xảy ra vào ngày 29/7/2013 tại thành phố Đà Nẵng, nạn nhân là anh Nguyễn Ngọc Thanh (27 tuổi) làm nghề thợ xây đã tử vong do bị điện giật vì sử dụng sạc điện thoại kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cụ thể, sáng ngày 29/7, thấy điện thoại hết pin, anh Thanh đã mang đi sạc pin nhưng không thấy vào điện. Anh dùng tay lay lay vào củ sạc đang cắm vào ổ nhưng ngay lập tức bị điện giật. Mặc dù được những người xung quanh cách li nhanh chóng khỏi nguồn điện nhưng anh Thanh đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
Đây tiếp túc là bài học đau lòng đối với tất cả người dùng thiết bị điện tử hiện nay. Chỉ vì tham rẻ, nhiều người sẵn sàng mua các bộ sạc pin trôi nổi của Trung Quốc có giá bản chỉ vài chục nghìn đồng. Tuy nhiên, cái giá phải trả như trường hợp của anh Thanh là quá đau xót. Do đó, nếu phát hiện bộ sạc pin bị hỏng hay thất lạc, tốt nhất chúng ta nên tìm mua các bộ sạc chính hãng đã qua kiểm định về chất lượng để sử dụng.
Hiện nay các cục sạc dởm được bán tràn lan. Cục sạc giả (bên trái) gần như giống hệt sạc thật (bên phải). Do đó người dùng nên mua cục sạc ở những cửa hàng chính hãng có uy tín.
Theo Thanh Niên
Bình luận
Có ai thấy lạ không? Bình thường chúng ta bị điện giật là tay tự động co lại rất là mau (cách li khỏi nguồn điện 1 cách nhanh chóng) thì làm sao tiếp tục bị giật và chết được (mình cũng giật điện nhà nhiều lần rồi)? Phải tai nạn không đây, mình thấy hơi mờ ám...
Cái này chuẩn đó bạn à, sự vụ xảy ra rất gần khu vực mình ở. Nghe nói là anh này thợ xây, khi sạc pin thì điện không vô, mang vào chỗ lò rèn cắm sạc thì ngay lập tức bị điện giật. Anh này người Huế. Theo mình là nguồn điện phát ra quá mạnh, nhất là gặn cục sạc lỏm thì mức cường độ dòng điện qua bộ sạc không biết được bao nhiêu, có thể khá lớn khiến vụ việc đau lòng trên xảy ra.
Nhưng mình thấy vẫn có cái gì đó không ổn. Cứ cho là cục sạc làm tăng điện áp đi nữa nhưng cục sạc có kích thước rất nhỏ so với biến áp trong phòng thí nghiệm nên không thể làm tăng điện nhà (220V) vượt quá 500V được và với mức đó vẫn còn an toàn chán. Vả lại vấn đề không phải là điện áp cao hay thấp, vấn đề là đáng lẽ là anh này đã phải cách li tay ra khỏi nguồn sau chưa đầy 1s theo phản ứng của con người rồi thì làm sao có thể giật cho đến chết. Bạn không thấy rất vô lý à?
Cái đó mình không rõ, mình chỉ biết sau khi bị giật điện anh này bị hất văng ra ngoài luôn.
Haha, cũng có khi do mình đọc conan nhiều quá nên cũng có hơi nghi ngờ sự việc bị dàn dựng. Nhưng dù sao thì cái chết của anh này khó giải thích thật, hồi giờ chưa có vụ bị chết ngay khoảnh khắc vừa bị giật do điện hạ thế (<1kV) đấy.
Hi, m chỉ nghe nói vậy, nếu như bạn nói thì có thể a này bị hất văng ra ngoài và va chạm vào một cái gì đó nên dẫn đến chết, vì chỉ có những người chứng kiến mới biết được.
Nói đi nói lại dù có bị giật, hay bị văng ra va cham cái gì thì cội nguồn nguyên nhân gây ra cái chết vẫn là do cục sac mang mác Made in China, thế thôi. ^^
Hihi
Theo mình biết thì dòng diên chạy trên xuống.
Điểm tiếp cuối cùng là chân vì chân chạm đất.
Có nghĩa là khi đó dòng điện từ tay chạy ngang qua tim. Tim bị sốc nặng lập tức ngừng đập.
Không cần quá 1s đâu bạn. Chỉ cần luôn điện chạy qua 1 phần trăm ngàn của s cũng đủ chết rồi.
http://bit.ly/14FcjjI
Dòng điện nhà chạy TRỰC TIẾP qua ngực (ngực tiếp xúc nguồn điện) có thể gây rối loạn tâm thất (không chết ngay mà có thể sống nếu được chữa trị kịp thời). Trong trường hợp dòng điện chạy gián tiếp qua các bộ phận của cơ thể, cơ thể sẽ đóng vai trò như 1 điện trở khổng lồ làm tiêu hao năng lượng điện đến mức có thể trước khi điện vào tim (nếu như còn năng lượng), nên chỉ gây giật nhẹ rồi hết (nếu rút tay kịp).
Ps: điện không nhất thiết phải "đi xuống", mà nó cứ đi bất cứ đâu dẫn điện được, nếu giật ở chân điện vẫn có thể đi nhiều đường, vừa xuống đất, vừa đi lên khắp toàn thân.
đầu ra cục sạc đáng lẽ 5V nhưng giờ bị chập đầu ra là dây nóng 220V thì bạn nghĩ sao?
Gia Nguyễn
Tôi ủng hộ bạn.
Cái này là
Thứ 1 tuỳ vào thể trạng mỗi người có người nhạy cảm bị tê phát là rút tay rồi, nhưng có người không nhạy khi cường độ dòng qua mạnh mới cảm giác đc thì lúc đó đã muộn. tuy vùng tiếp xúc với phần da dày (anh ta làm xây dựng chắc da bị chai cảm giác không tốt) khi phát hiện thì dòng đã ăn quá lớn => không phản ứng kịp.
Thứ 2 cục sạc dởm thiết kế cách điện rất kém hay bị chạm tụ gây rò dòng lớn và có thế phối hợp với các linh kiện khác để phóng dòng lớn hơn mặc định.
Thứ 3 điện thế mỗi khu vực khác nhau có thể chỗ bạn khác chỗ người kia khác.
đúng. Khi điện giật cơ sẽ co lại đồng nghĩa với việc bàn tay nắm lại, cánh tay co lại. Nên không có nghĩa là theo phản xạ sẽ cách ly nguồn điện. TAY NẮM LẠI . Thêm nữa điện thế tại công xưởng la điên thế 3 pha với nguồn và dòng rất lớn nên hiện tương phóng điện xảy ra rất là cao. Việc chết người rất dễ xảy ra khi chúng ta coi thường nó. Ở trường hợp này không phai nguyên nhân cái chết là do sạc dỏm mà là do ý thức con người. hành vi cầm củ sạc day day đã tạo nên hiện tượng phóng điện công với nguồn và dòng cao đã gây ra hiện tượng đáng tiếc.
Mình cũng đã loại bỏ trường hợp đó, trường hợp tay nắm lại nguồn điện gây tử vong chỉ khi nguồn điện tiếp xúc LÒNG BÀN TAY, nhưng ta biết cục sạc bằng nhựa, chỉ có chân của nó mới dẫn điện mà chân của nó đang cắm vào nguồn thì 1 chỗ hẹp như thế thì chỉ có các đầu ngón tay chúng ta mới chạm tới được, nên cho dù tay có nắm lại thì càng tốt, nhanh chóng cách các đầu ngón tay ra khỏi nguồn điện hơn (trường hợp giật ở các đầu ngón tay chắc ai cũng đã từng bị và biết là chả có gì nghiêm trọng cả).
PS: sao bạn biết nơi anh ta làm việc có dòng điện lớn? anh ta là thợ xây thì làm ở "công xưởng" gì?
Hôm nay trên TV đã có nói về trường hợp này nhé các bạn. Theo như điều tra của các cơ quan chức năng, trường hợp này là do anh thợ xây đã cầm vào phích cắm của ổ cắm điện bị hở nên giật chứ không phải cục sạc điện.