Tình trạng đánh cắp những chiếc điện thoại có xu hướng ngày càng gia tăng bởi vì các thiết bị này có giá ngày càng đắt đỏ, đặc biệt là smartphone ở nhóm cao cấp.
Vài tháng trước đây, tổng chưởng lí của hai thành phố New York và thành phố San Francisco là Eric Schneiderman và GeorgoGascon đã có cuộc hội đàm với đại diện của các hãng công nghệ như Apple, Google, Samsung và Microsoft về việc trang bị tính năng “tự hủy” cho các thiết bị smartphone ở Mỹ.
Thực chất “tự hủy” ở đây không phải là phá hủy luôn cả chiếc điện thoại mà nó sẽ vô hiệu hóa chiếc điện thoại đã bị đánh cắp khiến cho nó ngừng hoạt động và không một ai có thể sử dụng nó. Đó cũng chính là điều mà các nhà chức trách Hàn Quốc đang nghĩ đến và tiến hành áp dụng lên các thiết bị của mình.
Bộ công nghệ Hàn Quốc cùng với hai công ty ICT và Future Planning đã giới thiệu một dự luật tên là “biện pháp ngăn chặn hoàn toàn việc xâm phạm bât hợp pháp các thiết bị di động”. Luật này yêu cầu các công ty sản xuất thiết bị di động nội địa (như Samsung, LG và Pantech,.. ) bắt đầu từ bây giờ cho đến quý 2/2014 phải trang bị cho các sản phẩm của mình tính năng“tự hủy” để bảo vệ các thông tin của người dùng nếu nó bị đánh cắp.
Điều này rõ ràng đã ảnh hưởng khá nhiều đến các công ty sản xuất điện thoại khi mà họ phải tốn thêm một khoảng chi phí cho việc trang bị thêm tính năng này trên những sản phẩm của mình.
Theo lí thuyết, việc này có thể gây khó khăn cho những kẻ đánh cắp nhưng thực tế có thể gây ra những phiền toán không đáng có nếu chúng ta vô hiệu hóa vĩnh viễn một thiết bị di động. Dùng GPS để lần ra chiếc điện thoại bị mất có thể là một lựa chọn an toàn hơn khi cảnh sát có thể dò theo dấu vết GPS để tìm ra nó và trả về cho chủ sở hữu. Đối với phương pháp GPS, vẫn có một số người nghi ngại về việc bị xâm phạm các thông tin mật và riêng tư.
Thật sự là cả hai phương pháp vẫn có những khuyết điểm tồn tại song nếu như phương pháp “tự hủy” thành công ở Hàn Quốc, đó có thể là hình mẫu để các nước khác học theo.
Theo Android Authority
Bình luận