Cả Apple, LG, Canon, Panasonic, JVC và Toshiba. Tại sao lại có những cái tên này? Làm thế nào để tạo ra những cái tên không thể lẫn lộn với ai?

Hầu hết chúng ta sẽ ưa thích lựa chọn Apple, Samsung, Sony hay những cái tên khác bởi chúng đã là những nhãn hiệu công nghệ lớn nhất thế giới.

Chúng tôi đã chọn 9 nhãn hiệu lớn nhất thế giới để bạn có thể phát hiện họ đã đặt tên như thế nào?

Samsung

Người khổng lồ Hàn Quốc là một người mới đến trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng, bắt đầu với cái tên Samsung-Sanyo Electric Company từ năm 1969. Nhưng gốc rễ của nó phải trở lại năm 1938, khi nhà sáng lập Byung-Chull Lee bắt đầu kinh doanh xuất khẩu cá, hoa quả và rau khô. Vào cuối những năm 1970, Samsung mở rộng sang các lĩnh vực gồm hóa dầu, xây dựng, dệt may và công nghiệp đóng tàu. Công ty đã sở hữu một chuỗi khách sạn và xuất khẩu TV màu.

Một thập kỷ sau, họ cũng sản xuất cả máy bay, thâm nhập công nghệ không gian và sản xuất máy quay phim nhỏ nhất thế giới. Ngày nay, Samsung đang ganh đua với hãng điện tử Nhật Bản Sony để giành danh hiệu nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới và chi 0,85 tỷ bảng (1 bảng = 1,977 USD) một năm cho nghiên cứu và phát triển. Samsung theo tiếng Hàn Quốc là “3 ngôi sao”.

Sony

Một chút ngạc nhiên là thực ra Sony trẻ hơn so với đối thủ Hàn Quốc Samsung bởi họ xuất hiện vào năm 1946 ở Tokyo có tên Tshushin Kokyo (viết tắt Totsuko). Sản phẩm đầu tiên của Sony là nồi cơm điện. Nhãn hiệu Sony - là sự kết hợp của từ Latin Sonus (âm thanh) và Sonny (như trong ‘young boy’ tiếng Anh) - lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1955. Totsuko trở thành Công ty Sony Corporation 3 năm sau đó.

Những thành công thủa ban đầu của Sony là chiếc đài bán dẫn TR-55, TV xách tay TV5-303 và tất nhiên là chiếc cát sét Walkman TPS-L2. Sony có quá khứ vẻ vang: Họ đã thành công đáng kể với CD, DVD và máy chơi game Play Station 3. Song họ cũng có những thất bại “nổi tiếng” như máy thu phát MiniDisc, DAT và máy quay phim Betamax. Họ cũng ưa chọc giận người tiêu dùng của mình – đầu tiên là thảm họa root-kit (mã độc malware được thiết kế để che giấu một malware khác) năm 2005 và sau đó một năm - 2006 với dịch nổ pin laptop khiến công ty phải thu hồi 8 triệu pin Li-Ion Sony sản xuất.

Apple

Khi các ông Steve Jobs và Steve Wozniak tung ra Apple Computer năm 1976, họ lựa chọn tên rất rõ ràng - ông Jobs là người hâm mộ ban nhạc Anh lừng danh The Beatles và vì vậy ông đặt tên công ty theo nhãn hiệu ghi âm thuộc sở hữu của Beatles là Apple Records. Quyết định này nhanh chóng bị phản đối khi công ty Apple Corps do The Beatles nắm giữ đưa Apple Computer ra tòa vì sử dụng tên của họ - mở đầu cuộc chiến kéo dài 30 năm và kết thúc với việc Apple Computer mua nhãn hiệu Apple The Beatles năm 2007.

Sharp

Hãng sản xuất TV LCD Nhật Bản chọn tên này từ một trong những sản phẩm đầu tiên của mình - bút chì bấm (xoay) Ever-Ready Sharp (sau này là bút chì Ever-Sharp) ra mắt lần đầu tiên vào năm 1916. Công ty ban đầu có tên là Hayakawa Brothers Shokai, một phần theo tên Tokuji Hayakawa, người đã sáng chế ra bút chì vào năm 1915. Sharp bước vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng bắt đầu từ năm 1925 khi công ty sản xuất hàng loạt đài tinh thể (trong suốt) - công ty Nhật Bản đầu tiên làm như vậy.

LG

Nổi tiếng với việc đưa ra sản phẩm điện thoại di động cảm ứng đấu lại iPhone của Apple cũng như các sản phẩm tủ lạnh, lò vi sóng, TV, LG là kết quả viết tắt của việc sáp nhập giữa hai công ty - Lucky, công ty sản xuất các sản phẩm gia đình và GoldStar, công ty sản xuất các sản phẩm điện tử tiêu dùng giá rẻ. Tên GoldStar cuối cùng biến mất vào năm 1995, khi công ty đổi tên thành LG Electronics.

Canon

Ngạc nhiên là Canon không phải là tên một công ty chút nào. Đó chỉ là một nhãn hiệu của Phòng thí nghiệm quang học Precision Optical Instruments Laboratory bắt đầu sản xuất máy ảnh năm 1933. Những chiếc máy ảnh của họ được bán dưới cái tên Kwanon - tên của nữ Bồ tát Từ bi trong đạo Phật.

Precision Optical Instruments đã đăng ký tên Canon là thương hiệu năm 1935, chủ yếu bởi từ tiếng Nhật Bản này có thể có nghĩa là tiêu chuẩn, hoặc thánh kinh – phản ánh khát vọng của công ty. Hiển nhiên là Kwanon và Canon là những từ giống nhau nên nó có ý nghĩa khi đổi từ tên này thành tên kia và là nhận diện của công ty máy ảnh hàng đầu thế giới chúng ta biết hôm nay.

JVC

Công ty đã đi cùng Sony trong cuộc chiến định dạng video những năm 1970 hàm ơn gốc rễ của nó là công ty Mỹ Victor Talking Machine Company – Công ty đã thành lập chi nhánh ở Yokohama năm 1927.

Công ty Victor Company of Japan (viết tắt JVC) bắt đầu sản xuất máy hát trước khi bước vào lĩnh vực chính là sản xuất TV màu và tất nhiên, cả máy quay video VHS. Trang web của JVC nói rằng một trong những kỹ sư của họ Kenjiro Takayanagi, cũng là người đầu tiên trên thế giới chiếu một hình ảnh trên một ống tia ca tốt (CRT).

Panasonic

Đầu tiên được sử dụng ở Mỹ năm 1955, Panasonic thực ra là tên một nhãn hiệu cho các hàng hóa điện tử do Matsushita Electric Industrial sản xuất. Công ty công nghệ khổng lồ Nhật Bản này thành lập năm 1918. Matsushita chọn tên Panasonic bởi nó không thể sử dụng nhãn hiệu đang có là National ở châu Mỹ - đơn giản bởi có quá nhiều công ty khác có sử dụng ‘national’ làm một phần tên của mình.

Nhãn hiệu National tiếp tục được sử dụng ở Nhật Bản dù nó, cùng với cái tên Matsushita, được dự kiến sẽ chấm dứt sứ mệnh vào tháng Mười năm nay. Đó là bởi các ông chủ công ty hiện tại đang muốn gom tất cả các mảng kinh doanh của công ty dưới một cái tên Panasonic - nghĩa là “tất cả” và “âm thanh”.

Toshiba

Hoàn toàn có thể công ty điện tử tiêu dùng cao tuổi nhất thế giới, Toshiba bắt đầu hoạt động từ cuối thế kỷ XIX như hai công ty riêng biệt - đầu tiên là công ty kỹ thuật điện thoại Tanaka Seizo-Sho trong năm 1875, và sau đó 5 năm với nhà sản xuất bóng đèn Hakunestu-sha.

Trong những năm tiếp theo, cả hai công ty đổi tên lần nữa – đầu tiên Hakunestu-sha trở thành Tokyo Denki (viết tắt Tokyo Electric Co) năm 1899, trong khi Tanaka Seizo-Sho đổi thành Shibaura Engineering Works. Những từ này tạo thành nền tảng cho cái tên Toshibakhi các công ty sáp nhập để thành lập công ty Tokyo Shibaura Electric trong năm 1939.

Theo ICTnews/techradar



Bình luận

  • TTCN (0)